Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là gì? Cách tính ngày rụng trứng

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở người phụ nữ Chu kỳ kinh là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản Ở phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữChu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.

Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch

2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

  • Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo.
  • Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn.
  • Xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường từ ngày thứ 11 đến 21. Cũng có thể tính ngày rụng trứng là ngày thứ 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.

Tính ngày rụng trứng và có thaiTính ngày rụng trứng để có thai hoặc tránh thai

3. Sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong 1 tháng

Ngày 1–5: Thời kỳ đèn đỏ

Đây là thời gian chu kỳ nguyệt san bắt đầu, máu xuất hiện do các mô trượt khỏi thành tử cung. Đồng nghĩa với điều này, các triệu chứng tiền kinh nguyệt kết thúc, lượng estrogen và progesterone giảm cùng với một số triệu chứng khác như giảm tình trạng nổi mụn.

Tuy nhiên, đèn đỏ có thể khiến cho bạn bị đau bụng, cơ thể nhức nhối khó chịu, phản ứng chậm hơn bình thường và dễ nổi cáu do lượng hormone giảm và do sự tác động của chất prostaglandin Đặc biệt, đối với một số chị em, chất prostaglandin này còn có thể gây ra triệu chứng buồn nôn nôn mửa tiêu chảy hoặc đau nhức…

Ngày 6–13: Những ngày “dễ chịu”

Vào thời gian này, các kích tố sinh dục sản xuất hormone di chuyển trong tuyến nội tiết thông qua máu và đến buồng trứng Cùng với đó, trứng điều tiết hormone estrogen tăng lên, làm tử cung dày lên.

Việc estrogen gia tăng sẽ dẫn tới việc tăng lượng chất hóa học nằm ở não như serotonin và dopamine có tác dụng tạo cảm giác thoải mái và làm tăng sự lưu thông máu lên não, đồng thời giúp hấp thụ glucose tốt hơn. Nhờ đó, các bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn và các hoạt động về thể chất cũng tốt hơn trong khoảng thời gian này.

Ngày 14–15: Khả năng mang thai cao

Từ khoảng ngày thứ 14, lượng estrogen giảm buồng trứng đưa trứng vào ống trứng. Ở đây, trứng có khả năng sống từ 12 – 24 giờ. Đây được coi là thời điểm có khả năng mang thai rất cao trong chu kỳ nguyệt san của các chị em phụ nữ.

Ngày 16–28: Triệu chứng tiền kinh nguyệt “quay trở lại”

Ở giai đoạn này, chứng căng thẳng hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ bắt đầu xuất hiện. Trong lần tăng đầu tiên của progesterone da của bạn sẽ sản sinh ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn. Càng gần tới ngày đèn đỏ lượng progesterone và estrogen càng sụt giảm. Điều này gây ra sự thay đổi tâm trạng và các vấn đề về tập trung của chị em. Đặc biệt, vào thời điểm 1 tuần trước những ngày nguyệt san, chúng ta có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi thèm ăn đau nhức và sưng phù.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật