Bạn có biết: Tại sao bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm?

Khi vi khuẩn tả có ở môi trường bên ngoài thì nước, thực phẩm, rau quả rất dễ bị lây nhiễm.

Triệu chứng của tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả

Bệnh nhân có thể sốt hoặc không. Đau bụng buồn nôn (có khi chỉ nôn khan nên gọi là ‘thổ’). Điển hình nhất là đi ngoài lúc đầu còn có phân kèm theo nhưng sau đó phân toàn nước, lổn nhổn như hạt gạo, màu trắng đục. Thể trạng của người bệnh suy sụp dần do mất nước chất điện giải một cách trầm trọng đồng thời ngộ độc các độc tố của vi khuẩn tả gây nên sốc nhiễm khuẩn

Vi khuẩn tả

Vi khuẩn tả

Sự lây lan của vi khuẩn tả

Vi khuẩn tả lây lan theo đường ăn uống (phân - miệng). Phương thức lây truyền theo đường tiêu hóa là một trong các phương thức lây lan mầm bệnh dễ dàng nhất. Khi vệ sinh môi trường kém như nước thải, nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn tả thì nguy cơ lây lan sang các loại thực phẩm rau, quả là hết sức lớn.

Vi khuẩn tả có trong môi trường có thể do người bệnh đào thải ra theo phân, chất thải, dụng cụ, quần áo, chăn màn, nước thải bị nhiễm vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả cũng có thể từ những người mang vi khuẩn tả nhưng không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang vi khuẩn).

Đây là đối tượng hết sức nguy hiểm đứng về mặt dịch tễ học vì những người này nếu không được phát hiện và nguồn phân, chất thải của họ không được xử lý, quản lý thì mầm bệnh luôn được đào thải ra và luôn luôn làm ô nhiễm môi trường. Khi vi khuẩn tả có ở môi trường bên ngoài thì nước thực phẩm rau quả rất dễ bị lây nhiễm, khi con người ăn, uống phải vi khuẩn tả thì mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả.

Khi bị tiêu chảy cấp nghi bệnh tả nên làm gì?

Tổn thương niêm mạc ruột do vi khuẩn tả

 Tổn thương niêm mạc ruột do vi khuẩn tả

Cần khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị  kịp thời tránh để trụy tim mạch và sốc độc tố. Các loại chất thải (phân, chất nôn) cần cho chất sát khuẩn mạnh như vôi bột, cloramin B vào phân và chất nôn trước khi cho vào hố xí. Các dụng cụ dùng trong ăn uống cần được rửa sạch bằng xà phòng và luộc kỹ bằng nước sôi. Quần áo, chăn màn của người bệnh cần được ngâm bằng xà phòng rồi luộc bằng nước đun sôi

Cần tích cực phòng bệnh tả ở mọi nơi, mọi lúc 

Chúng ta biết mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tả, vì vậy khi có người mắc bệnh tả hoặc nghi ngờ mắc bệnh tả thì cần cách ly với người lành như các đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt cần tẩy uế và khử khuẩn bằng cloramin B. Về ăn uống, vi khuẩn tả bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C nên việc ăn chín uống sôi là rất cần thiết trong phòng bệnh. Tích cực diệt ruồi nhặng, gián bằng mọi hình thức. Cần được dùng vaccin tả nhất là những địa phương có nguy cơ cao.  

Đặc điểm của vi khuẩn tả (Vibrio cholerae)

Vi khuẩn tả là một loại vi khuẩn hình cong như ‘dấu phẩy’ nên thường được gọi là phẩy khuẩn tả Vi khuẩn di động rất mạnh nhờ chúng có lông. Nếu được quan sát dưới kính hiển vi nền đen có thể thấy vi khuẩn tả di động như ‘đàn cá’ hoặc như ‘sao đổi ngôi’. Vi khuẩn tả có thể sống trong môi trường bên ngoài khá lâu, trong điều kiện kho vi khuẩn tả sống được 2 ngày.

Vi khuẩn tả có khả năng gây bệnh rầm rộ (tiêu chảy cấp tính) vì chúng có độc lực rất mạnh. Vũ khí gây bệnh của vi khuẩn tả đối với người là bằng ngoại độc tố ruột  LT (thermolabile toxin). Tính chất độc của ngoại độc tố ruột LT là vô cùng mạnh, mức độ tăng gấp nhiều lần so với nội độc tố. Người ta thấy rằng mỗi khi vi khuẩn tả lây từ người này sang người khác thì độc  lực của vi khuẩn tả tăng lên rất mạnh.

Khi mắc bệnh tả thì ngoại độc tố của chúng sẽ tác động vào niêm mạc ruột làm tăng hoạt hóa men adenyl cyclaza dẫn đến tăng quá nhiều AMP vòng  gây rối loạn chất điện giải, tức là làm tăng hấp thu  ion  Na+, tăng tiết nước và ion Cl-, đồng thời ruột bị kích thích làm tăng nhu động gây nên hiện tượng tiêu chảy liên lục, tới tấp, có khi không thể đếm được số lần. Hậu quả là người bệnh mất nước và chất điện giải một cách trầm trọng, trụy tim mạch và rất có nguy cơ tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật