Sandostatin LAR - Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc

Sandostatin LAR được chỉ định trong bệnh to cực (không phù hợp hoặc không đáp ứng với điều trị phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc trong giai đoạn chờ đến khi xạ trị tác dụng hoàn toàn)... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về thuốc cho bạn đọc.

Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc Sandostatin LAR

+ Nhà sản xuất: Novartis Pharma.

+ Nhà phân phối Phytopharma/Zuellig Pharma.

+ Thành phần: octreotide tác dụng kéo dài.

Thuốc Sandostatin LAR điều trị bệnh to cực, khối u nội tiết dạ dày - ruột - tụy

Thuốc Sandostatin LAR điều trị bệnh to cực, khối u nội tiết dạ dày - ruột - tụy

1. Chỉ định, công dụng

+ Bệnh to cực (không phù hợp hoặc không đáp ứng với điều trị phẫu thuật hoặc xạ trị hoặc trong giai đoạn chờ đến khi xạ trị tác dụng hoàn toàn).

khối u nội tiết dạ dày - ruột - tụy có chức năng (u carcinoid với biểu hiện của hội chứng carcinoid khối u sản xuất peptide vận mạch ruột, u tế bào alpha đảo tụy, u tế bào tiết gastrin/hội chứng Zollinger-Ellison, u tế bào tiết insulin của đảo tụy, u tế bào tiết yếu tố giải phóng hormon tăng trưởng GRF).

+ Khối u thần kinh nội tiết tiến xa nguồn gốc trung tràng hoặc không rõ vị trí khối u nguyên phát.

2. Liều dùng, hướng dẫn sử dụng

+ Bệnh to cực: bắt đầu 20mg, mỗi 4 tuần/lần trong 3 tháng. Bệnh nhân được điều trị bằng Sandostatin tiêm dưới da: bắt đầu Sandostatin LAR sau ngày dùng liều cuối Sandostatin, chỉnh liều tiếp theo dựa trên nồng độ hormon tăng trưởng (GH) huyết thanh, nồng độ yếu tố tăng trưởng tương tự insulin/somatomedin C (IGF 1) và triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân mà trong vòng 3 tháng điều trị, triệu chứng và GH & IGF 1 không được kiểm soát hoàn toàn: dùng 30 mg mỗi 4 tuần; sau 3 tháng, nếu GH & IGF 1 và/hoặc triệu chứng không được kiểm soát hoàn toàn ở liều 30mg, tăng liều 40mg mỗi 4 tuần. Bệnh nhân có GH liên tục < 1microgam/L, IGF 1 trở về mức bình thường, và bệnh nhân có hầu hết dấu hiệu/triệu chứng to cực có thể hồi phục được đã biến mất sau 3 tháng điều trị ở liều 20mg: dùng 10 mg, 4 tuần lặp lại một lần (cần kiểm soát chặt GH và IGF 1 và dấu hiệu/triệu chứng khi sử dụng mức liều thấp).

+ Khối u nội tiết dạ dày - ruột - tụy: bắt đầu 20mg, mỗi 4 tuần/lần. Bệnh nhân đang điều trị với Sandostatin tiêm dưới da nên duy trì mức liều có hiệu quả đó trong vòng 2 tuần sau khi tiêm mũi Sandostatin LAR đầu tiên. Bệnh nhân có triệu chứng và các chỉ số hóa sinh được kiểm soát tốt sau 3 tháng điều trị: giảm liều 10mg, 4 tuần lặp lại một lần. Bệnh nhân chỉ kiểm soát một phần triệu chứng sau 3 tháng điều trị: tăng liều 30mg mỗi 4 tuần. Những ngày có tăng biểu hiện các hội chứng liên quan khối u dạ dày - ruột - tụy khi đang điều trị (xuất hiện chủ yếu trong hai tháng đầu cho đến khi đạt nồng độ điều trị của octreotide): dùng thêm Sandostatin tiêm dưới da ở mức liều đã được sử dụng trước khi điều trị bằng Sandostatin LAR.

+ Khối u thần kinh nội tiết: 30mg mỗi 4 tuần, duy trì để kiểm soát khối u kể cả khi không có biểu hiện tiến triển.

3. Quá liều

Đã ghi nhận được một số lượng hạn chế các tai biến do quá liều Sandostatin LAR. Liều dùng của Sandostatin LAR trong các trường hợp này dao động từ 100mg đến 163mg/tháng. Biến cố bất lợi duy nhất được ghi nhận là cảm giác nóng bừng.

Bệnh nhân ung thư dùng mức liều sandostatin LAR đến 60mg/tháng và đến 90mg/2 tuần đã được ghi nhận. Nhìn chung mức liều này được dung nạp tốt, tuy nhiên, đã ghi nhận được các biến cố bất lợi sau: đi tiểu thường xuyên mệt mỏi trầm cảm lo lắng và thiếu tập trung. Xử trí quá liều là điều trị triệu chứng.

4. Cách dùng

Tiêm sâu vào cơ mông. Vị trí tiêm nhắc lại nên thay đổi giữa cơ mông trái và phải.

5. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

6. Thận trọng

Bệnh nhân u đảo tụy, đái đường týp I&II phụ nữ có thai (chỉ dùng khi thật cần thiết), nuôi con bú (không nên cho con bú). Giám sát chức năng giáp nếu điều trị kéo dài. Chỉnh liều thuốc chẹn beta thuốc chẹn kênh calci hoặc thuốc kiểm soát cân bằng dịch và chất điện giải trường hợp nhịp tim chậm. Kiểm tra sỏi túi mật Sandostatin LAR có thể ảnh hưởng sự điều hòa glucose do ức chế hormone tăng trưởng glucagon & insulin Theo dõi nồng độ vit B12 ở bệnh nhân có tiền sử bị thiếu hụt vit B12, bệnh nhân có khối u tuyến yên bài tiết GH (có thể phát triển gây biến chứng nặng).

Đau bụng là một phản ứng phụ rất phổ biến khi dùng thuốc

Đau bụng là một phản ứng phụ rất phổ biến khi dùng thuốc

7. Phản ứng phụ

Rất phổ biến: tiêu chảy đau bụng buồn nôn táo bón đầy hơi; đau đầu; sỏi mật; tăng đường huyết; phản ứng tại vị trí tiêm. Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa nôn chướng bụng phân mỡ, phân lỏng, đổi màu phân; xây xẩm; suy giáp rối loạn chức năng tuyến giáp; viêm túi mật bùn mật, tăng bilirubin máu; hạ đường huyết kém dung nạp glucose, chán ăn; suy nhược; tăng transaminase máu; ngứa phát ban rụng tóc; khó thở; nhịp chậm.

8. Tương tác

Có thể cần chỉnh liều khi dùng chung các thuốc như chặn beta, chặn kênh canxi tác nhân kiểm soát cân bằng nước - điện giải insulin thuốc chống đái tháo đường Octreotide làm giảm hấp thu ciclosporin tại ruột, làm chậm hấp thu cimetidine, làm tăng sinh khả dụng của bromocriptine. Thận trọng khi sử dụng các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua CYP3A4 và có chỉ số điều trị hẹp (như quinidine terfenadine).

9. Phân loại (US) thai kỳ

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

10. Trình bày, đóng gói

+ Sandostatin LAR Bột pha tiêm 10mg: 10mg x 1's.

+ Sandostatin LAR Bột pha tiêm 20mg: 20mg x 1's.

+ Sandostatin LAR Bột pha tiêm 30mg: 30mg x 1's.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật