Lời khuyên ăn uống và sinh hoạt cho bà bầu mắc bệnh trĩ

Mẹ bầu nếu bị trĩ cần tuân thủ chế dộ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh hợp lý để không làm bệnh trầm trọng thêm.

Ăn uống

Thai phụ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ Tuân thủ ăn chín uống sôi để giữ gìn sức khỏe mẹ và bé Hạn chế ăn các loại rau sống vì nguy cơ nhiễm giun, khuẩn và dư lượng thuốc thực vật. Nên chọn mua thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, người bán uy tín, thông tin hạn dùng rõ ràng để hạn chế phần nào các loại khuẩn có hại và hóa chất trong rau quả. Tự trồng rau quy mô nhỏ tại nhà là một cách giúp các bà bầu vận động, thư giãn mà lại có rau ăn an toàn.

Vệ sinh

- Khi đi vệ sinh, nếu có búi trĩ sa thì dùng gạc mềm đẩy lên và ngâm nước ấm, nước muối sinh lý (10%), không dùng giấy chùi sẽ làm tổn thương niêm mạc hoặc chảy máu búi trĩ.

- Nên thường xuyên thay quần áo sạch.

- Tập thói quen đi cầu mỗi ngày, không được nhịn nín.

Sinh hoạt

Khi bị trĩ, cần tránh các động tác ngồi xổm. Không tự ý dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc Tây y đều có hướng dẫn sử dụng, chống chỉ định trên vỏ thuốc hoặc ghi rõ là không dùng cho phụ nữ mang thai Còn các bài thuốc dân gian thường chỉ dựa vào hướng dẫn của người bán không có chuyên môn, nguy cơ mất vệ sinh trong khi phơi khô, chế biến các thành phần của thuốc...

Nhiều phụ nữ bị trĩ trong thời gian mang thai do ăn uống nhiều đồ bổ mà thiếu rau dễ táo bón Trong giai đoạn thai kỳ thứ 2 - 3, thai lớn nhanh sẽ tăng áp lực lên các cơ quan ở khoang chậu. Do vậy chế độ ăn uống của thai phụ cần đảm bảo cân bằng, tăng cường ăn rau, hạn chế ngồi lâu nên đi lại nhẹ nhàng và dùng thêm đai đỡ bụng nếu cần sẽ giúp cải thiện các chứng khó chịu của trĩ.

Chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ khi bị trĩ là do bác sĩ chuyên khoa phụ sản khám và cân nhắc các yếu tố sản khoa khác để chỉ định bà bầu không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý mẹ và bé. Sau sinh, người mẹ cần tiếp tục điều trị trĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật