Thói quen khi ăn uống gây nên căn bệnh ung thư của nhiều người Việt

Nếu bạn đang có thói quen dưới đây khi ăn uống thì cần bỏ ngay cấp tốc tránh mang bệnh ung thư vào người.

Thói quen ăn mặn

Là thành phần không thể thiếu trong chế biến thực phẩm hàng ngày, nhưng muối được coi là một ‘đồng phạm’ có thể gây ung thư dạ dày nếu sử dụng không hợp lý. Muối chứa nhiều Nitrat, khi ăn vào dạ dày Nitrat gặp vi khuẩn biến đổi thành Nitrit, Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hoặc cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.

Những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13-38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.

Ăn quá nóng

Thực quản là một trong những “cửa ngõ” đầu tiên của đường tiêu hóa có lớp niêm mạc mềm, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng trên 60 độ C. Tuy chúng ta không có nhiều cảm giác khó chịu khi ăn thực phẩm nóng nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bỏng thực quản tổn thương niêm mạc. Loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày đây là tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.

Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp

Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật