Ðiều trị Candida sinh dục, cần lưu ý gì để bệnh nhanh thuyên giảm?

Bệnh nấm Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh có thể lây lan qua các công cụ dùng chung như khăn tắm quần lót, công cụ hỗ trợ tình dục (sextoy) với người mang bệnh.

Nấm Candida là một yếu tố làm cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh trầm trọng khác như HPV, HIV…

Ngày nay, do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể bị nhiễm nấm Các yếu tố thuận lợi khác là khi có thai, sử dụng thuốc tránh thaiestrogen bệnh tiểu đường và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bao gồm cả nhiễm HIV. Đây là các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng tạo thuận lợi cho nấm phát triển. Một nguyên nhân khác khiến bệnh tái phát nhiều lần là quan hệ tình dục khi bệnh chưa dứt hẳn.

Khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý nhất. Hiện nay, phác đồ điều trị là sử dụng thuốc bôi, đặt tại chỗ và thuốc uống toàn thân, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kết hợp với vệ sinh cá nhân đúng cách.

Khi bị nhiễm Candida âm đạo, thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc fluconazole uống kết hợp với thuốc đặt âm đạo như miconazole hoặc clotrimazole.

Đối với nam nếu bị viêm quy đầu thì có thể bôi kem chống nấm như ketoconazole clotrimazole. Đối với những trường hợp hay tái phát, cần dùng thuốc dự phòng từng đợt để phòng sự nhiễm bệnh những đợt tiếp theo.

Các thuốc chống nấm sử dụng toàn thân và tại chỗ hiện nay chủ yếu là nhóm nystatin, ketoconazole, fluconazole hay itraconazol.

Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc này, đặc biệt ở các trường hợp tái diễn dùng thuốc nhiều lần, cần chú ý theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc như: buồn nôn nôn táo bón đầy hơi tiêu chảy chảy máu tiêu hóa; thiểu năng tuyến thượng thận gây chứng vú to ở nam giới và giảm tình dục; có thể gặp nhức đầu chóng mặt kích động hoặc ngủ gà viêm da phát ban mày đay, tăng enzym gan

Ketoconazol ức chế enzym gan làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống đông máu thuốc chống ung thư thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 thuốc an thầncorticoid Các thuốc kháng acid, kháng histamin H2 và isoniazid làm giảm hiệu quả trị nấm của ketoconazol.

Intraconazol làm giảm nồng độ trong huyết tương của rifampicin, phenytoin, carbamazepin. Tăng nồng độ trong huyết tương của digoxin, cyclosporin các kháng histamin như terfenadin, astemizol (gây độc với tim xoắn đỉnh) và ảnh hưởng tới chuyển hóa của các thuốc chống tiểu đường

Để đảm bảo sức khỏe cần giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách, có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt tình dục lành mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật