Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ, nên làm gì khi gặp phải
Vì sao phụ nữ 'lên đỉnh' ít hơn, khó hơn nam giới?
10 thói quen khiến phụ nữ béo lên bất ngờ chỉ sau vài giấc ngủ, tóc bạc sớm lão hóa nhanh
Thế nào gọi là rối loạn chức năng tình dục?
Chức năng TD ở phụ nữ là sự đáp ứng TD, theo tác giả Masters và Johnson đã mô tả TD ở người phụ nữ qua 4 giai đoạn: giai đoạn ham muốn, giai đoạn kích thích, giai đoạn cực khoái và cuối cùng là giai đoạn thư giãn. Rối loạn chức năng TD có thể xảy ra liên quan đến giai đoạn ham muốn và kích thích, các rối loạn về cực khoái và đau khi quan hệ. Tất cả các rối loạn trên có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, xảy ra trong mọi trường hợp hay chỉ xuất hiện trong một số tình huống cụ thể.
Rối loạn liên quan đến giai đoạn ham muốn và kích thích.
Đây là trường hợp lãnh cảm đặc trưng bởi những cảm giác chủ quan hoặc những triệu chứng sinh lý hay cả hai. Cảm giác chủ quan là một sự vô cảm đối với các tín hiệu TD, không có những ý nghĩ tưởng tượng về TD, không cảm thấy vui sướng trong những tình huống TD. Các triệu chứng sinh lý gồm thiếu sự bôi trơn âm đạo và cương tụ vùng sinh dục dù đã được kích thích.
Nguyên nhân của chứng lãnh cảm: đang sử dụng thuốc hạ áp, kháng histamin kháng trầm cảm tâm thần, chống co giật an thần, lợi tiểu cimetidin danazol, digoxin và levodopa. Tình trạng trầm cảm stress lạm dụng rượu thuốc lá hoặc các chất kích thích thiếu hụt nội tiết sinh dục. Ngoài ra do sự gia tăng nồng độ prolactin, phẫu thuật cắt hai buồng trứng sau mãn kinh.
Yếu tố tâm lý có thể đóng vai trò quan trọng trong các rối loạn liên quan đến ham muốn và kích thích. Chứng sợ hãi TD có thể là hậu quả của một sang chấn TD trước đó như bị cưỡng dâm, xâm hại TD. Lo sợ có thai, bất hòa trong quan hệ vợ chồng và gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn TD.
Điều trị chứng lãnh cảm thường khó khăn vì phần lớn trường hợp là do yếu tố tâm lý, vai trò tâm lý liệu pháp rất tốt nhằm định dạng được những nguyên nhân sâu xa có ý tưởng tiêu cực hoạt động TD. Sự phối hợp, giúp đỡ và chia sẻ của người bạn tình rất quan trọng nhằm khuyến khích những sinh hoạt có thể gây cảm hứng TD để tạo một sự tự tin chính bản thân rồi dần dần mới tiến đến giao hợp thật sự.
Rối loạn giai đoạn cực khoái
Là sự chậm trễ hoặc không đạt được cực khoái sau một giai đoạn kích thích bình thường trong hoạt động TD, sự chậm trễ hoặc không đạt cực khoái có thể thường xuyên hoặc tái diễn nhiều lần.
Nguyên nhân rối loạn cực khoái xảy ra 5 - 10% phụ nữ Các yếu tố do xung đột trong quan hệ vợ chồng trầm cảm các bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường tăng huyết áp bệnh lý thần kinh, sử dụng thuốc lạm dụng chất kích thích stress tiền căn bị xâm hại tình dục
Điều trị rối loạn cực khoái cần tìm hiểu kỹ về tiền căn để tìm ra nguyên nhân. Cách điều trị hiệu quả là một chương trình hướng dẫn người phụ nữ kích thích âm vật và các vùng nhạy cảm khác trên cơ thể để đạt được cực khoái. Sau đó hướng dẫn bạn tình những kinh nghiệm đã có để đạt được cực khoái.
Đau khi giao hợp
Là tình trạng rối loạn chức năng thường thấy nhất, khiến người phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ phụ khoa, gồm có hai nhóm bệnh chính là co thắt âm đạo và giao hợp đau.
Co thắt âm đạo là một sự co thắt không tự chủ của các cơ bao quanh âm đạo khi đưa vật lạ vào âm đạo. Chứng co thắt này làm cho phụ nữ không thể giao hợp được hay giao hợp rất đau.
Nguyên nhân của co thắt âm đạo chủ yếu là do tâm lý, hậu quả của sang chấn TD, bị xâm hại TD, hay phản ứng của cơ thể sau lần giao hợp đầu tiên quá đau đớn. Nhiều phụ nữ hiểu sai lầm về giải phẫu cơ thể, nghĩ rằng âm đạo quá nhỏ để có thể đưa dương vật hay bất cứ vật lạ vào âm đạo.
Ngoài nguyên nhân trên, trong một số trường hợp còn do bít màng trinh hay teo hẹp âm đạo.
Điều trị chứng co thắt âm đạo chủ yếu:
- Giúp người phụ nữ làm quen với cơ thể giải phẫu bằng hình ảnh minh họa và các chỉ số giải phẫu.
- Nong giãn âm đạo bằng tay hay bằng que chất dẻo kết hợp thở bình thường và thả lỏng toàn thân.
- Trường hợp màng trinh bít, dày cần rạch tháo màng trinh hay phẫu thuật tạo hình trong trường hợp âm đạo teo nhỏ.
Giao hợp đau: cảm giác xảy ra trước, trong và sau khi giao hợp mà không phải co thắt âm đạo. Tình trạng giao hợp đau tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, khó khăn trong quan hệ vợ chồng, dần dần khiến cho phụ nữ né tránh đối với hoạt động TD.
Đau ở phía ngoài âm hộ, âm đạo thường liên quan đến viêm nhiễm vùng tiền đình như: viêm tuyến Bartholin viêm âm đạo Đau ở sâu bên trong âm đạo thường do viêm cổ tử cung viêm vùng chậu
Những trường hợp đau do giao hợp phụ nữ nên đi khám phụ khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, nam thanh niên 28 tuổi... (Thứ Ba, 21:17:06 18/05/2021)
- 2 kiểu làm "chuyện ấy" nếu kéo dài sẽ khiến quý ông... (Thứ năm, 21:00:00 29/04/2021)
- Đang “lâm trận”, nam thanh niên 21 phải dừng cuộc, vội vã... (Thứ Ba, 21:30:05 06/04/2021)
- Chồng khiến vợ mang thai 4 tháng ngứa ngáy vùng kín chỉ vì trót... (Thứ tư, 21:30:06 09/12/2020)
- Nữ sinh Hà Nội chảy máu "vùng kín" nghiêm trọng vì cứ... (Thứ tư, 21:35:01 30/09/2020)
- Mê xem phim đen, nam thanh niên mắc phải căn bệnh khiến bạn tình... (Thứ Ba, 09:30:06 15/09/2020)
- Những dấu hiệu từ chuyện ấy cho thấy bạn nên đi bác sĩ gấp (Thứ Hai, 12:30:07 07/09/2020)
- Cô gái bị gắn biệt danh là "vùng kín đá", lấy chồng... (Thứ Ba, 17:41:04 18/08/2020)
- Có dấu hiệu này sau khi "yêu", nữ dễ mắc 5 bệnh phụ... (Thứ Hai, 11:35:00 17/08/2020)
- Giải đáp những câu hỏi thường gặp về Chlamydia (Thứ bảy, 14:05:03 01/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023