5 mẹo chữa nghẹt mũi hiệu quả cho bà bầu nên lưu lại ngay
Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn
Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Nguyên nhân nghẹt mũi thai kỳ
Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ. Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ.
Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh. Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Chảy mũi hoặc ngạt mũi thường trở nên phổ biến hơn khi mang thai (ảnh: Internet)
Chẩn đoán
Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi ho đau họng đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm. Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.
Dùng thuốc
Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn). Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
Bà bầu nền hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc (ảnh: Internet)
Gợi ý chữa nghẹt mũi
- Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5 - 10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.
- Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.
- Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.
- Tránh những kích thích như khói thuốc mùi sơn, mùi nước hoa rượu vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:04 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:06 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:07 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:07 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:07 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:06 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:04 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:05 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:03 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:06 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023