Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nhiếm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện vào kỳ đầu và kỳ cuối của thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bình thường nước tiểu vô khuẩn chứa nước, muối và chất bã nhưng không có vi khuẩn nấm Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3 - 4cm), cũng có thể E.Coli lúc thường sống ở ruột già khởi đầu sinh sản ở niệu đạo nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận

Do phụ nữ mang thai có sự ứ đọng nước tiểu do khối lượng tử cung lớn, chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản...

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, người ta phân ra một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai như thể nhiễm khuẩn, thể viêm bàng quang và thể viêm thận bể thận cấp.

Làm gì khi phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại diệt khuẩn tốt mà không có hại cho thai. Sau một đợt điều trị, sản phụ cần xét nghiệm lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không...

Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh. Nếu phát hiện nguyên nhân do sỏi hoặc dị dạng tiết niệu thì phải tạm thời dẫn lưu nước tiểu bằng đặt ống sonde qua niệu quản. Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu 3 tháng một lần.

Ngoài ra, về chế độ ăn uống vệ sinh sản phụ hàng ngày nên uống nước đầy đủ, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp vì lúc này lỗ niệu đạo mở dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập bàng quang và nhiễm khuẩn ngược dòng, khi đi đại tiện hoặc khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau.

Ngăn ngừa viêm đường tiết niệu thế nào?

- nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô

- Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.

- Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.

- Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật