Những bộ phận cơ thể dễ bị phù nề khi mang thai mẹ bầu nên biết

Hiện tượng sưng phù là khá bình thường và phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu. Những bộ phận dễ nhận thấy nhất có thể kể tới là mặt, bàn chân, mắt cá chân…

Theo các chuyên gia, trong thời gian mang thai cơ thể sẽ sản xuất nhiều hơn tới 50% lượng máu và chất dịch cần thiết để đáp ứng như cầu tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung người mẹ. Chính vì vậy  Tuy nhiên, còn có những bộ phận trên cơ thể khác cũng sẽ trải qua những ngày tháng bị sưng phù mà có thể mẹ không để ý.

May mắn là hiện tượng này sẽ giảm ngay sau khi bạn sinh nở Vì vậy nếu sưng phù ở mức độ bình thường thì mẹ bầu không cần lo lắng. Việc mẹ cần làm là đi khám thai đều đặn theo lịch của bác sĩ để biết chắc chắn em bé đang phát triển ổn định trong tử cung là được.

Dưới đây là 9 bộ phận sẽ sưng lên trong thai kỳ có thể mẹ bầu chưa biết:

Bàn chân

Theo thống kê, có khoảng 90% phụ nữ nhận thấy hiện tượng sưng phù bàn chân trong thời gian mang bầu. Để giảm thiểu hiện tượng này, các mẹ thường mách nhau nên ngâm chân với nước ấm pha chút muối hoặc cách hiệu quả hơn là nằm gác chân lên cao và thực hành một số bài tập riêng cho đôi chân bà bầu để tăng quá trình lưu thông máu đến bàn chân.

Môi

Nếu bạn bỗng dưng nhận thấy hiện tượng sưng môi trong thai kỳ, đừng quá căng thẳng bởi đây là vấn đề khá phổ biến do sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể. Hiện tượng này sẽ thuyên giảm ngay sau sinh. Và để phòng ngừa môi bị khô, mẹ bầu có thể chăm sóc môi bằng dầu ô liu dầu dừa hoặc những loại kem dưỡng ẩm cho môi mẹ bầu.

Ngực

Có rất nhiều thay đổi xảy ra ở ngực khi mang thai từ sưng đến đau hay thâm quầng… Nguyên nhân khiến 'núi đôi' sưng lên theo các chuyên gia là do quá trình chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

Mũi

Có những quan niệm cho rằng khi mang thai nếu mũi mẹ bầu sưng to lên thì đó sẽ là một bé gái nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Một lý do duy nhất được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hiện tượng này phổ biến nhất ở quý thứ 3 thai kỳ và sẽ dần thuyên giảm sau sinh.

Mặt

Sưng phù ở mặt cũng có nguyên nhân từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai Để giảm sưng phù mặt, mẹ có thể tham khảo những bài tập, mát-xa mặt, điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C.

Mắt cá chân

Khi bàn chân sưng phù do áp lực quá nặng từ bụng bầu và cơ thể, thì đương nhiên Mắt cá nhân cũng sưng lên theo. Mặc dù đây là vấn đề không quá đáng ngại nhưng nếu chị em thấy xuất hiện những cục máu đông kèm theo ở những khu vực bị sưng thì cần đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể đây là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ.

Nướu

Viêm lợi là chứng bệnh phổ biến khi mang thai gây sưng và chảy máu nướu. Để hạn chế tình trạng này bà bầu nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.

Tĩnh mạch

Những phụ nữ bị giãn tĩnh mạch mờ trên da sẽ gặp phải triệu chứng giãn tĩnh mạch phổ biến trong thai kỳ do bộ phận này chứa nhiều chất lỏng hơn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên kê chân lên cao để máu dễ dàng lưu thông. Chị em cũng cần lưu ý chọn đồ rộng rãi, thoải mái để mặc.

Âm đạo

Khi bụng bầu ngày một lớn và nặng, một số phụ nữ sẽ nhận thấy tình trạng vùng âm đạo bị sưng nhẹ. Nguyên nhân là do sự tăng lên về trọng lượng và chất lỏng trong cơ thể. Hiện tượng này thưởng phổ biến ở tháng thứ 8,9 thai kỳ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật