Những lưu ý quan trọng khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Trong quá trình mang thai, nhiều thai nhi bị dây rốn quấn cổ điều này vô cùng nguy hiểm tới thai nhi. Cùng xem những lưu ý khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ.

Thế nào là dây rốn quấn cổ?

Tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Đây là một trong những biến chứng có thể gặp tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và các chị em cần theo dõi chặt để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây ra dây rốn quấn cổ

Nguyên nhân gây ra dây rốn quấn cổ đó là do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ tạo thành những vòng tròn xung quanh cổ.

Đặc biệt với những mẹ bầu có chỉ số nước ối bất thường hoặc dây rốn quá dài sẽ có nguy cơ dây rốn quấn thai cao hơn bình thường. Ngoài ra dây rốn quấn cổ có thể xảy ra trong trường hợp như:

+ Dây rốn dài hơn thai nhi

+ Thai nhi quá nhỏ

+ Nước ối quá nhiều

Dây rốn quấn cổ nguy hiểm tới thai nhi

Dây rốn quấn cổ nguy hiểm tới thai nhi

Cách phát hiện dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ thường xảy ra vào tháng thứ 5-6 hoặc vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Để phát hiện ra dây rốn quấn cổ chị em có thể siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi và tình hình nguy hiểm tới mức nào.

Với các vùng núi, vùng sâu do điều kiện siêu âm, thăm khám gặp nhiều khó khăn nên chị em mang thai cần theo dõi các hoạt động của thai nhi Nếu thấy thai máy bất thường, đạp nhiều hoặc yếu thì có thể bé bị dây rốn quấn cổ. Các chị em cần lưu ý đi khám ngay để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé

Dây rốn quấn cổ nguy hiểm thế nào?

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Do vậy bé sẽ có nguy cơ bị nhẹ cân thiếu máu thậm chí có thể dẫn tới tử vong

Khi chuyển dạ dây rốn quấn cổ có thể làm thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua tử cung để ra ngoài. ếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật chân tay run.. Chị em nên lưu ý siêu âm xác định dây rốn quấn cổ chị em nên đi khám bác sĩ để theo dõi thai nhi chặt chẽ xem lịch hẹn định kỳ.

Chị em nên xem thêm về những xét nghiệm và siêu âm bà bầu nên làm trong quá trình mang thai để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Cách làm dây rốn quấn cổ hết thế nào?

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng và suy nghĩ không biết dây rốn quấn cổ có hết được không? Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó trở lại bình thường

Ngoài ra khi thai nhi càng lớn, bé sẽ cử động nhiều nếu bị dây rốn quấn thêm vài vòng sẽ khó có cách để gỡ chúng

Khi điều này xảy ra,chị em nên theo dõi các cử động của thai nhi nếu cảm thấy bất thường nên vào viện kiểm tra ngay tránh ảnh hưởng tới con. Chọn phương pháp sinh an toàn cho thai phụ

Đồng thời để tránh cho em bé bị quấn thêm, mẹ cần tránh các kích thích quá mức cho thai nhi, vận động nhẹ nhàng , không làm việc quá sức ăn uống hợp lý tinh thần thoải mái, tránh nghe các loại nhạc quá mạnh, đến những nơi ồn ào. Nên chọn nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu.

Điều bà bầu cần phải lưu ý

Nếu chị em phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ, chị em nên đi khám thai theo định kỳ. Đây là cơ hội để bác sĩ cập nhật thêm những thông tin về tình trạng sức khỏe thai nhi để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý những thay đổi bất thường của thai nhi để đến viện kiểm tra nếu có những chuyển biến bất thường. Những chuyển động bất thường, nhanh hoặc chậm hơn, có thể là “lời nhắn” con gửi đến mẹ để cảnh báo về sự khó chịu của mình. Hãy chú ý nhé các mẹ.

Cách tránh tình trạng em bé bị dây rốn quấn cổ

Ăn uống đúng cách

Chị em nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng tránh thuốc lá rượu hay thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín.

Tập thể dục thích hợp

Trong quá trình mang thai chị em lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Không nên lựa chọn một bài tập vất vả, đồng thời cũng nên tránh các môn thể thao trong môi trường quá ồn ào không làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Sinh hoạt thật điều độ

Cuộc sống cần được tôn trọng đúng quy luật. Thai phụ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không thức đêm gây ra tình trạng quá căng thẳng hay mệt mỏi

Chăm sóc trước sinh thích hợp

Trong quá trình chăm sóc trước khi sinh, thai phụ nên lựa chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn, thời gian cũng không quá dài.

Tất cả những yếu tố trên đều có hiệu quả để tránh kích thích thai nhi và tránh cho chúng rơi vào trạng thái quá kích thích, hạ thấp tỉ lệ bị dây cuốn quanh cổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật