Phù chân trong thai kỳ phải làm sao để giảm tổn thương tĩnh mạch?

Nếu đã loại trừ cao huyết áp và không có đạm trong nước tiểu mà thai phụ vẫn phù chân thì chắc chắn là do suy tĩnh mạch.

Phù sẽ 'biến mất' sau sinh do giảm áp lực ổ bụng và khi họ đi lại nhiều, triệu chứng nặng chân phù chân bắt đầu xuất hiện trở lại. Mức độ nặng và thời gian bao lâu tùy thuốc vào mức độ tổn thương tĩnh mạch trước đó.

Nguy cơ bị huyết khối trong thời kỳ mang thai…

Tạo hóa đã sinh ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề. Ví dụ như việc cơ thể sử dụng nội tiết tố để đảm bảo cho máu trở nên đậm đặc hơn trong suốt thời kỳ mang thai Điều này giúp bảo vệ bà mẹ không bị chảy máu quá mức lúc sinh. Tuy nhiên, khi máu đậm đặc hơn, các cục máu đông được tạo ra trên thành tĩnh mạch dễ dàng hơn. So với phụ nữ không mang thai các phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị huyết khối cao hơn gấp 3 - 5 lần.

Phù chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Phù chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

…Và thời kỳ hậu sản

6 tuần sau sinh gọi là thời kỳ hậu sản Trong thời gian này nguy cơ bị huyết khối tiếp tục tăng nhất, nhất là sau sinh mổ hay sau khi mất máu nặng. Trong những trường hợp này, phòng ngừa huyết khối có phương pháp là cần thiết, gồm điều trị bằng áp lực (mang vớ y khoa), tập vận động, thậm chí có thể dùng thuốcheparin

Tại sao giai đoạn hậu sản làm tăng nguy cơ huyết khối?

Huyết khối là hiện tượng có một cục máu đông hình thành trên thành tĩnh mạch Cục máu đông này được gọi là cục huyết khối, nó gồm các tiểu cầu tụ lại dính vào nhau thành khối và có thể lớn dần cho đến khi nó làm tắc nghẽn hoàn tĩnh mạch.

Mang thai làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch như thế nào?

Mang thai là một quá trình rất thú vị - sự sống mới đang hình thành trong cơ thể bạn. Tất cả phụ nữ mang thai điều trải qua những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể họ. Thỉnh thoảng thay đổi này gây ra nôn ói, đôi lúc có những cơn đói cồn cào, và thường là thấy căng ở vú.

Mang thai cũng tác động lên hệ thống tĩnh mạch

Mang thai cũng tác động lên hệ thống tĩnh mạch

Trung bình, phụ nữ tăng cân từ 10 - 12kg trong 9 tháng. Sự tăng cân này làm tăng đáng kể áp suất lên tĩnh mạch chân.

Để đảm bảo thai nhi nhận nguồn cung cấp máu tối ưu, tạo hóa đã sắp đặt điều đó để cho có đến 20% lượng máu tăng thêm chảy khắp cơ thể bạn trong suốt thời kỳ mang thai Điều này cũng có nghĩa là làm tăng thêm công việc cho các tĩnh mạch của bạn.

Tử cung (dạ con) lớn dần và cân nặng của thai nhi tăng lên cũng đè ép lên các tĩnh mạch vùng chậu và ngăn cản máu chảy về tim Thai càng lớn thì bạn càng trở nên nặng nề và càng ít vận động. Nó đồng nghĩa với việc giảm đến mức thập nhất hoạt động bơm của cơ và khớp.

Ngoài tác động của tăng cân và tăng áp lực thai kỳ luôn luôn làm giảm các mạch máu Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tiết ra trong suốt thai kỳ làm mềm cổ tử cung làm cho nó mềm mại hơn, đồng thời làm các tĩnh mạch mềm yếu hơn.

Tóm lại: Hệ tĩnh mạch phải gánh chịu sự quá tải kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau.

Vớ y khoa - giải pháp cho tĩnh mạch mà không có tác dụng phụ

Vớ y khoa giúp giảm tình trạng phù chân

Vớ y khoa giúp giảm tình trạng phù chân

Các chuyên gia đã thống nhất rằng phương pháp phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch trong lúc mang thai là mang vớ y khoa đúng cách.

Vớ y khoa có tác dụng nâng đỡ các tĩnh mạch, giúp đưa máu chảy về tim và thực sự làm giảm gánh nặng lên đôi chân của bạn bằng cách tạo một áp lực ổn định đã được tính toán, tác động từ bên ngoài.

Vớ y khoa là một phương pháp lý tưởng để phòng ngừa bệnh tĩnh mạch, bệnh suy tĩnh mạch và chứng huyết khối - một phương pháp phòng ngừa hoàn toàn không có tác dụng phụ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật