Bệnh đái tháo đường có lây không và những cách điều trị
Bệnh đái tháo đường có lây không và cách điều trị
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa.
Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu là để cho cơ thể hoạt động được, chúng ta cần chuyển hóa nguồn nguyên liệu chính là glucose (hay còn gọi là đường máu) thành năng lượng.
Quá trình này diễn ra nhờ tác dụng của một nội tiết tố do tuyến tụy sản xuất ra, đó là insulin Trong bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin và/hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị "đói" dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu cao là thủ phạm gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.
Chính vì vậy, câu trả lời chắc chắn là bệnh đái tháo đường không bị lây vì đái tháo đường không phải bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên cần lưu ý một số loại virut như virut sởi quai bị có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin.
Cho đến nay chưa có phương pháp nào chữa được khỏi bệnh đái tháo đường trừ một số bệnh nhân có đái tháo đường thứ phát do những bệnh khác thì sau khi chữa khỏi bệnh chính thì bệnh đái tháo đường cũng sẽ tự ổn địnhCũng chưa có loại thuốc đông y nào được khẳng định là có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị tốt để bệnh nhân đái tháo đường có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để điều trị thành công bệnh đái tháo đường, nghĩa là giữ được đường máu ở mức ổn định thì bệnh nhân đái tháo đường hãy thực hiện tốt các biện pháp đơn giản sau đây để có được sức khỏe tốt:
Bệnh nhân đái tháo đường cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
1. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no (có nhiều trong thịt), ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải chất carbon hydrate. Ngoài ra cũng không nên ăn mặn.
2. Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày mỗi tuần.
3. Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.
4. Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có huyết áp tăng hoặc có rối loạn mỡ máu thì phải điều trị.
5. Nếu bạn có uống bia rượu thì hãy lựa chọn loại rượu bia thích hợp và chỉ uống vừa phải.
6. Không hút thuốc lá nếu đang hút thì phải bỏ ngay.
7. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường phải báo ngay cho bác sĩ.
8. Đi khám Mắt định kỳ.
9. Đi khám bệnh thường xuyên.
10. Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống, với căn bệnh của mình.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:03 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:04 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:05 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:08 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023