Các dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể gặp ở cả trẻ em thanh thiếu niên nhưng chủ yếu là ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi.
Khi một người có huyết áp từ 140/90mmHg trở lên là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp tăng huyết áp có ba mức độ, độ I là khi huyết áp từ 140 - 159/90-99mmHg; độ II khi huyết áp từ 160 - 179/100-109mmHg và độ III khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.
Tuy vậy, huyết áp của một người bình thường cũng có dao động, huyết áp thường cao dần từ lúc thức giấc buổi sáng và gia tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vận động và trạng thái tinh thần
Người nhà và bệnh nhân tăng huyết áp muốn bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của mình cần nắm chắc cách nhận biết bệnh tăng huyết áp và xử lý cấp cứu như:
Người khỏe mạnh bình thường có trị số huyết áp thấp hơn 140/90mmHg; người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg; người bị tăng huyết áp vừa và nặng: có số đo huyết áp tối đa trên 160mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 100mmHg.
Vì có những bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không có triệu chứng, nên khi đo huyết áp hàng ngày, bạn cần so sánh kết quả đo được với các số liệu trên để đánh giá tình trạng bệnh tăng huyết áp.
Thông thường, ở bệnh nhân bị tăng huyết áp, thường gặp các triệu chứng sau đây: nhức đầu nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, có khi kéo dài cả ngày; chóng mặt: bệnh nhân có cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu; mệt mỏi: có cảm giác nặng ở ngực và hơi khó thở; ù tai mất ngủ mắt mờ; miệng lệch, hay méo miệng phát âm khó khăn; yếu liệt tay chân trong thời gian từ vài giây đến vài phút; bị chảy máu cam hay tái phát...
Rất nhiều người bị tăng huyết áp mà không hề biết vì họ không thấy có biểu hiện gì đáng chú ý nên thậm chí còn chạy bộ, chơi các môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền) hoặc uống rượu bia hút thuốc lá.
Tuy bệnh tăng huyết áp là thầm lặng nhưng rất nguy hiểm có thể gây chết người, vì có thể đưa đến nhiều biến chứng, thậm chí rất nguy hiểm như tai biến mạch máu não cơ tim thiếu máu cấp tính đưa đến suy cơ tim cấp hoặc suy tim suy thận rối loạn tuần hoàn não (là một biến chứng hay gặp).
Tăng huyết áp tác động vào các tế bào trong lòng động mạch nhất là các động mạch đã bị xơ vữa càng bị xơ vữa thêm, huyết áp lại càng tăng cao, nhất là động mạch ở não đưa đến tai biến mạch máu não do vỡ động mạch ở não, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng liệt mặt tay, chân, nói khó.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:06 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023