Cảnh báo nguy cơ khi bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa
Trẻ mắc bệnh vì béo phì, ít vận đôộng
Bệnh viện Bạch Mai từng ghi nhận ca tiểu đường nhỏ tuổi nhất do bị béo phì rối loạn chuyển hóa Dù mới chỉ 8 tuổi và cao 141cm nhưng bệnh nhân này nặng tới 58kg, có thời điểm lên tới 62kg khiến chỉ số đường huyết của cháu cao gấp đôi chỉ số bình thường (13mmol/l).
Bác sỹ tìm hiểu thì được biết gia đình có điều kiện nên chăm sóc và bao bọc rất kĩ, ăn toàn đồ chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít ra ngoài vận động.
Trẻ lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh sẽ dễ bị béo phì, sinh ra một loạt các bệnh lý nguy hiểm
Sau hơn 2 tháng điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã sụt được 10kg đường huyết về mức bình thường (5,4-6,2mmol/l).
Đây không còn là chuyện hiếm. Có trẻ mới 10 tuổi, cao 150cm nhưng nặng gần 70kg và bị ‘nghiện’ ăn, gia đình tìm nhiều cách để “cai ăn” nhưng không thành khiến cháu mắc bệnh tiểu đường phải nhập viện điều trị, theo dõi chặt chẽ.
Đây là những ca bệnh tiểu đường được xác định thuộc type 2 (chủ yếu phát sinh do yếu tố gia đình hoặc chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học dẫn tới béo phì rối loạn chuyển hóa).
Theo các chuyên gia, cách đây khoảng 10 năm, số người trẻ dưới 30 tuổi mắc tiểu đường rất ít nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.
Tiểu đường type 2 ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển
Bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Mai (Khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai) cho biết thông thường trước đây người ta nói bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra ở những người lớn tuổi (ngoài 40 tuổi trở lên).
“Nhưng hiện nay đái đường type 2 xảy ra ở những người rất trẻ, thậm chí có những trẻ mười mấy tuổi đã bị tiểu đường Những đứa trẻ đó nó thường có những yếu tố về gia đình hoặc do béo phì Vì thế tiểu đường type 2 ở những người trẻ khá là nhiều” – BS Mai nói.
Theo bác sỹ Mai, cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định nguyên nhân nào chính xác gây ra bệnh tiểu đường Đối với đái đường type1 xảy ra do quá trình tự miễn, tình trạng viêm nhiễm sau khi nhiễm virus Đối với tiểu đường type 2 càng ngày càng phổ biến nó chiếm tỷ lệ cao hơn ở các nước phát triển, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam tốc độ gia tăng của bệnh đái đường ngày càng nhiều hơn nữa.
“Có nhiều nguyên nhân, có thể là yếu tố về môi trường thay đổi như ô nhiễm môi trường cuộc sống hiện đại thay đổi làm cho người ta ít vận động hơn, ăn nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhanh…” – BS Mai nhấn mạnh.
Tiểu đường trẻ hóa: Gánh nặng lớn
Bộ Y tế cho biết theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, tỷ lệ đái tháo đường của người Việt Nam năm 2013 đang ở mức 5,7%. Dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng gấp đôi.
Hiện nay có khoảng 285 triệu người trưởng thành trên thế giới – chiếm 6,4% dân số trưởng thành trên toàn cầu bị mắc bệnh tiểu đường. Đến 2030, con số này được dự báo tăng lên đến 438 triệu người (7,8% dân số trưởng thành trên toàn cầu).
Bên cạnh hàng trăm trường hợp tử vong bệnh đái tháo đường còn có thể làm suy yếu chức năng của tim thận mắt, và thần kinh. Tiểu đường thường đi kèm với bệnh tim đột quỵ tăng huyết áp bệnh thận mù mắt, tổn thương thần kinh, và đoạn chi.
Tiểu đường tạo ra những gánh nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên quan cùng xuất hiện. Hiện nay, người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hàng năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô-la, con số này đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới. Hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tối thiểu sẽ là 561 tỷ đôla vào năm 2030.
Theo các chuyên gia, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, là “kẻ giết người thầm lặng” do không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Bệnh liên quan mật thiết đến lối sống chế độ dinh dưỡng tập luyện nên nếu không có hiểu biết và quyết tâm thay đổi sẽ khó phòng bệnh.
Tại sao tiểu đường type 2 lại nguy hiểm hơn tiểu đường type 1?
Theo BS Mai, thực chất cả tiểu đường type 1 và type 2 đều nguy hiểm vì đều dẫn tới các biến chứng, thế nhưng tiểu đường type 2 nguy hiểm ở chỗ:
Thứ nhất: Bệnh tiểu đường type 2 hiếm tỷ lệ rất cao;
Thứ 2: Tiểu đường type 2 xảy ra ở những người lớn tuổi và nó thường phối hợp với các bệnh chuyển hóa khác;
Thứ 3: Có thể bệnh diễn biến âm thầm, trước khi phát hiện bệnh thì đã diễn biến rất lâu từ trước. Vì thế khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì đã xuất hiện các biến chứng nên khá nguy hiểm.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:00 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:00 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023