Bệnh tiểu đường type 2 và những câu hỏi thường gặp bạn nên tham khảo

Tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính do cơ thể bị rối loạn trong quá trình chuyển hóa và sử dụng đường. Thay vì chuyển hóa đường thành năng lượng trong các tế bào, đường bị giữ lại trong máu. Khi đó, cơ thể thiếu năng lượng vì không có đường để sử dụng và đường tăng cao trong máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính

Tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường type 2?

- bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí sau đây:

- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)

- Đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L), hoặc

- HbA1c ≥ 6.5%, hoặc

- Đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L). Ở bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng glucose huyết bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều đi tiểu nhiều sút cân nhanh…

Lưu ý:

Nếu không có triệu chứng tiểu đường điển hình, xét nghiệm 1, 2 và 4 cần thực hiện ít nhất 2 lần (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày).

HbA1c là chỉ số giúp đánh giá đường huyết trung bình trong 90 ngày, không phụ thuộc vào thời điểm đo. Nhưng xét nghiệm này chỉ được thực hiện tại phòng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Bệnh tiểu đường type 2 có trị khỏi được không?

Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào được công nhận là có thể trị khỏi hoàn toàn tiểu đường tuýp 2. Việc điều trị tập trung vào quản lý đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có rất nhiều phương pháp trị bệnh tiểu đường Trong đó chế độ ăn tập luyệndùng thuốc là nền tảng trong điều trị không thể thay thế. Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh, mức đường huyết hiện tại, mà bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn không sử dụng thuốc cho dùng đơn thuốc hoặc phối hợp thuốc

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Tiểu đường type 2 có thể gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm đau tim đột quỵ biến chứng võng mạc gây mù lòa biến chứng thận gây suy thận biến chứng mạch máu biến chứng loét bàn chân khiến người bệnh phải cưa chân, biến chứng thần kinh gây ra tình trạng liệt dương ở nam giới.

Người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng tiểu đường type 2 khoảng cách duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định và an toàn. Tuy nhiên, với nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 đó thực sự là một thách thức lớn.

Tiểu đường type 2 sống được bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 2. Thông thường, tuổi thọ trung bình của người tiểu đường type 2 sẽ giảm 5 – 10 năm so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, duy trì đường huyết mục tiêu, kiểm soát tốt bệnh mắc kèm và biến chứng có thể giúp kéo dài tuổi thọ ở người bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 2 làm suy giảm tuổi thọ

Tiểu đường type 2 làm suy giảm tuổi thọ

Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, có một số cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và làm chậm quá trình khởi phát bệnh.

Những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh tiểu đường type 2 cần thay đổi một lối sống tích cực hơn. Người bệnh cần tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, đảm bảo cân nặng phải phù hợp với chiều cao công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật