Ho dai dẳng đừng nên chủ quan, bạn hãy đi khám dạ dày
Tuy nhiên, càng để giọng càng khản đặc, có những khi nói không nghe rõ tiếng. Lúc này, chị đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp và được chẩn đoán viêm họng cấp, điều trị bằng kháng sinh Uống thuốc các dấu hiệu bệnh cũng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ sau chừng nửa tháng, các cơn ho lại kéo đến dai dẳng như lần trước. Vẫn đơn thuốc cũ, chị A. sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả. Lần này chị tìm đến một cơ sở y tế khác. Sau loại trừ các yếu tố, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh hô hấp của chị lại bắt nguồn từ… dạ dày do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây nên.
Hay như anh Nguyễn Bình M. (Hoàng Mai, Hà Nội) ban đầu bị ho, kèm theo ợ hơi nhẹ. Sau đó, mỗi sáng anh đều bị ợ chua, nôn thốc; giọng khản đặc khó thở ngực đau tức, cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực đau xuyên ra lưng và cả cánh tay. Chủ quan nghĩ rằng chỉ viêm họng thông thường, nên anh M. tự tìm mua các loại kháng sinh, tuy nhiên, không thuyên giảm. Hơn nữa cứ chiều chiều anh M. lại sốt nhẹ mệt mỏi Lúc này đi khám, anh mới phát hiện ra căn bệnh thực sự của mình là trào ngược dạ dày thực quản
Còn anh Nguyễn Trung K. (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), sau khi đưa cậu con trai hơn 1 tuổi đi khám khá nhiều nơi, nhưng cứ đều đặn theo tháng lại xuất hiện tình trạng viêm họng ho và chảy nhiều nước mũi. Theo bạn bè giới thiệu anh K. quyết định tìm bác sĩ giỏi chuyên khoa hô hấp. Sau khi nội soi tai, mũi, họng và hỏi thăm bệnh tình, con trai anh được bác sĩ kê đơn mua thuốc Cầm đơn đi mua thuốc anh K. rất băn khoăn không hiểu sao trong đơn bác sĩ lại kê loại thuốc “dạ dày” Nexium (dạng bột).
Quay lại phòng khám để hỏi, anh K. được bác sĩ giải thích, nguồn gốc dẫn đến tình trạng viêm hô hấp trên của con anh là do bé bị trào ngược dạ dày thực quản nên phải điều trị đúng gốc rễ gây bệnh mới hiệu quả. “Con nhà mình ngay từ mới sinh đã rất hay nôn trớ. Tình trạng này xuất hiện sau hầu hết các bữa ăn. Tưởng không liên quan mà lại không ngờ đó là nguyên nhân gây viêm hô hấp chữa mãi không khỏi”, anh K. cho hay.
Biểu hiện bệnh tương đồng, dễ nhầm lẫn
Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. BS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: “Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi gặp rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp nhưng không tìm được nguyên nhân gốc dù đã đi khám, thậm chí phải dùng rất nhiều thuốc kháng sinh. Có người chữa mãi viêm họng hoặc hen mà không ngờ nguyên nhân lại bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản”.
Ông Dũng cho biết, bệnh trào ngược dạ dầy thực quản với các bệnh đường hô hấp trên hoặc dưới như hen, ho khò khè viêm mũi xoang, loạn cảm giác họng… có dấu hiệu bệnh khá tương đồng, nên dễ nhầm lẫn viêm họng do trào ngược có thể nhận biết nhờ các triệu chứng đi kèm như cồn cào ruột gan nóng rát ở ngực ăn không tiêu đầy hơi, nấc liên tục ợ chua buồn nôn… Nhưng hơn 50% người bệnh không hề có biểu hiện trào ngược hoặc đôi khi chỉ cảm thấy nghẹn, vướng ở cổ họng, đau tức ngực hoặc dễ bị khàn giọng khi nói to, nói nhiều. Do vậy, nếu thiếu kinh nghiệm thì khó phân biệt và dẫn đến chẩn đoán nhầm nguyên nhân và điều trị không hiệu quả.
“Một triệu chứng có thể nhiều bệnh gây ra và ngược lại một bệnh có thể gây nhiều triệu chứng. Vì vậy người thầy thuốc phải giỏi mới phân biệt được bệnh nhân này ho nhưng bệnh của đường tiêu hóa. Vì vậy, người thầy thuốc phải vừa hiểu rộng, hiểu sâu. Ở trường hợp này, thầy thuốc làm về bệnh đường hô cũng phải biết bệnh về đường tiêu hóa và ngược lại. Nếu phát hiện sớm việc điều trị không khó khăn”, ông Dũng cho hay.
Theo GS. BS. Nguyễn Khánh Trạch, Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất dịch từ dạ dày như: HCl, pepsine, dịch mật… lên thực quản. Theo thời gian, hiện tượng trào ngược sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây viêm. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp trên trong đó có viêm, sưng, đau ở họng, viêm thanh quản lâu ngày có thể để lại các biến chứng như: Hơi thở có mùi hẹp thực quản loét thực quản…
Bệnh nhân không thể nắm rõ được các dấu hiệu bệnh mà cần có bác sĩ giỏi để thăm khám. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm cũng có thể khó phát hiện ra. “Người bệnh nên khám chéo nếu kết quả điều trị lần đầu không hiệu quả”, ông Trạch cho biết.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:08 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:00 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023