Mách các mẹ cách “giải cứu" trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày
1. Làm sao để biết trẻ sơ sinh bị táo bón?
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo cho bố mẹ biết mình có đang bị táo bón hay không. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt để ý đến mọi dấu hiệu khác thường của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý.
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, bố mẹ cần ghi ngay kẻo quên:
- Đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt nếu quá 3 ngày chưa đi ngoài thì khả năng bé bị táo bón rất cao.
Mẹ cần theo dõi lịch đi vệ sinh của bé.
- Bé không thoải mái khi đi vệ sinh: Mỗi lần đi ngoài, mẹ hãy để ý nếu nhận thấy bé ưỡn người lên để rặn, mặt đỏ hơn, vã mồ hôi thậm chí quấy khóc vì đau thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã bị táo bón.
- Lẫn máu trong phân: Nếu bạn nhận thấy phân của bé có lẫn máu, bé có thể đã bị táo bón.
Máu lẫn trong phân là dấu hiệu trẻ bị táo bón.
- Phân khô, độ ẩm ít: Thông thường trẻ sơ sinh bị táo bón lúc đi ngoài phân khô, rắn và cứng giống như đất sét. Đồng thời phân tạo thành từng cục, rời rạc.
- Bé không ăn nhiều: Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể bé sẽ không được thải ra ngoài mà có nguy cơ hấp thu ngược, khiến bé bị mệt mỏi biếng ăn
- Bé bị đau bụng: Trẻ sơ sinh bị táo bón thường dễ bị đau bụng chướng bụng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể, mẹ có thể sờ bụng bé để nhận biết.
2. Giải pháp cho mẹ khi trẻ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày là hiện tượng khá phổ biến. Khi trẻ gặp phải vấn đề này, chắc hẳn bố mẹ không muốn con phải dùng đến thuốc ngay bởi nó rất hại cho cơ thể non nớt, yếu ớt của trẻ. Mách các bậc phụ huynh một số biện pháp tự nhiên để trị cơn táo bón khó chịu của bé trước khi nhờ đến thuốc trợ giúp:
- Tăng lượng chất lỏng cho bé
Táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa vì thế mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/lần.
Ngoài lượng sữa mẹ trẻ bị táo bón cũng cần uống thêm nhiều nước. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.
Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn.
- Đổi sữa công thức cho bé
Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài có nguy cơ táo bón cao hơn so với bé bú mẹ do sữa công thức khó tiêu hóa hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.
- Cho trẻ tắm nước ấm
Khi bé cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng táo bón thì ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, từ đó cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần. Lưu ý cách này áp dụng cho trẻ trên 1 tháng tuổi trở lên.
Tắm nước ấm cho trẻ bị táo bón.
- Bổ sung hoa quả, rau củ vào khẩu phần ăn
Nếu như trẻ sơ sinh đã có thể ăn dặm được thì các mẹ cần bổ sung vào trong cháo, bột những loại hoa quả rau củ giàu chất xơ và dinh dưỡng như: bí đỏ, cà rốt, cà chua rau mầm để giúp bé nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ cần lưu ý cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn loãng, không nên đặc quá để đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cơ thể bé trong mỗi lần ăn.
- Massage bụng cho bé
Đây cũng là cách chữa trị táo bón hiệu quả Mẹ hãy đặt ba ngón tay phía bên trái dưới rốn của con. Sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo cử động vòng tròn trong khoảng ba phút. Điều này có thể mang lại sự thoải mái cho bé và giúp thúc đẩy chuyển động ruột.
Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay nếu:
Táo bón ở trẻ thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì thế bố mẹ hãy mang con đến bác sĩ nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày kéo dài hơn hai tuần hoặc đi kèm với một số triệu chứng như:
- Sốt, nôn
- Trực tràng bị sưng
- Máu xuất hiện trong phân
- Cân nặng giảm
- Hậu môn bị rách.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:08 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:03 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023