Mách nhỏ cách đề phòng nhiễm khuẩn E.Coli cho trẻ và mẹ

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn E.Coli một cách hiệu quả, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, lựa chọn, chế biến thực phẩm một cách đúng đắn, khoa học.

Tìm hiểu về E.Coli

E. coli - viết tắt của Escherichia coli, là một tập hợp của một nhóm vi khuẩn (chứ không phải một vi khuẩn duy nhất). Vi khuẩn E. coli rất phổ biến và có mặt trong môi trường hữu cơ. Các chủng vi khuẩn của E.Coli có sẵn trong ruột của những loài máu nóng như con người, gia súc, động vật hoang dã…thực hiện một quá trình sinh hóa giúp tiêu hóa thức ăn.

Có nhiều dòng E.coli và đa số chúng chung sống hòa bình với con người, ngoại trừ một số dòng gây hại cho sức khỏe Chủng E.Coli mới được phát hiện là chủng EHEC-0104 “siêu độc”, chứa các độc tố làm hỏng đường ruột, gây tiêu chảy ra máu, làm suy thận Nó còn chứa một số gen kháng lại thuốc kháng sinh

Nhóm EHEC có nguồn gốc truyền nhiễm là từ các loại thức ăn khác nhau, nhất là các loại thức ăn như sữa trứng rau sống, nước...

Nếu dùng phải những thực phẩm có chứa chủng vi khuẩn này, sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 48 giờ, bệnh phát đột ngột, người bệnh bị đau bụng dữ dội đau đầu đau cơ sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng có thể diễn biến từ nhẹ, phân không có máu đến thể nặng đi ngoài phân toàn máu nhưng không chứa bạch cầu Các chủng EHEC có thể gây ra tử vong do suy thận cấp hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch.

Đường lây nhiễm thường là từ phân qua bàn tay thực phẩm vật dụng… và được được đưa vào cơ thể thông qua đường miệng. E.coli có thể xâm nhập vào quá trình làm thịt gia cầm hay gia súc. Ngoài ra rau cải và trái cây rửa không sạch, thậm chí sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa E.coli.

Nguồn nước sử dụng sinh hoạt và nấu ăn cũng có thể bị nhiễm khuẩn Vi khuẩn có thể lan truyền từ tay người này sang tay người khác do không rửa tay sau khi đi tiêu, tiểu; lan qua các vật dụng như bàn ghế, tay nắm cửa.v.v...

Đề phòng

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn E.Coli một cách hiệu quả, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, lựa chọn, chế biến thực phẩm một cách đúng đắn, khoa học.

1. Chọn thực phẩm tươi sống

Thực phẩm càng tươi mới, càng nguyên vẹn càng tốt.

Thịt cá không nên xay, nạo trước.

Rau quả còn nguyên lành, không giập nát, trầy xước, thâm, nhũn ở núm, cuống.

Chọn trái cây có vỏ ngoài nguyên vẹn, không giập nát.

2. Chọn thực phẩm đóng gói

Nên mua thực phẩm đóng gói sẵn ở những địa chỉ có uy tín, có điều kiện bảo quản tốt.

Nhãn thực phẩm phải có đầu đủ các thông tin, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, thành phần cấu tạo, định lượng thực phẩm chỉ tiêu chất lượng cũng như hướng dẫn sử dụng, xuất xứ cụ thể.

3. Chọn đồ hộp

Ngoài những thông tin cần thiết, đồ hộp cũng cần nguyên vẹn, không bị phồng, rỉ sét, móp méo, hở hay rỉ nước.

4. Đối với thực phẩm đông lạnh

Không nên mua các loại thực phẩm đông lạnh không còn cứng hoặc không còn lạnh.

5. Chế biến và vệ sinh ăn uống

Phải rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, với rau quả nên ngâm với dung dịch muối loãng để sát khuẩn.

Trong quá trình chế biến cần có đồ chuyên dụng, dao, thớt riêng cho thức ăn sống, chín.

Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp.

Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến và nấu ăn.

Thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, nếu để lâu cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn.

Thức ăn phải được đậy kín để tránh côn trùng và động vật gặm nhấm xâm hại.

Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, và trước khi ăn là điều hết sức cần thiết.

Hạn chế ăn uống ở những hàng quán mất vệ sinh, nhiều ruồi nhặng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật