Một số tổn thương ở bàn chân do bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
Các hình thức tổn thương bàn chân do ĐTĐ
Biến chứng mạch máu dẫn đến dinh dưỡng chuyển hóa tế bào ở bàn chân kém đi; biến chứng thần kinh cảm giác làm rối loạn cảm giác mất cảm giác đau nhiệt; biến chứng thần kinh vận động làm teo cơ yếu cơ biến dạng chân, cục chai; biến chứng thần kinh tự chủ làm giảm tiết mồ hôi khô da nứt nẻ vi trùng dễ xâm nhập.
Bàn chân là cơ quan nhạy cảm, chịu đựng toàn bộ trọng lực cơ thể, các mô ở gan bàn chân luôn luôn chịu đựng 1 lực nén nhất định, vì thế các vùng mô này rất dễ bị tổn thương. Bàn chân là cơ quan vận động, di chuyển và chịu nhiều sự va chạm nên rất dễ bị tổn thương, khi tổn thương xảy ra thì vết thương ở vùng này rất dễ bị nhiễm trùng do bàn chân là nơi thấp nhất của cơ thể.
Rối loạn cảm giác, tê dị cảm ở cả 2 chân theo kiểu đi găng đi vớ, đối xứng 2 bên, mất cảm giác đau nhiệt, đi rớt dép không biết; giảm tuần hoàn 2 chân làm 2 chân lạnh hơn đau cách hồi khi đi lại; các vết loét, bóng nước hình thành do chấn thương, do đạp phải vật cứng nhọn, do giày dép chật, xuất hiện lỗ đáo, vết chai… hay xuất hiện các hoại tử khô ở các đầu ngón. Các biến dạng thường gặp như: biến dạng bàn chân Charcot, khớp Charcot, ngón chân hình búa, bàn chân lệch ngoài nấm móng…
Phòng ngừa
Ổn định đường huyết: là yếu tố quyết định đường huyết ổn định giảm nguy cơ biến chứng và khi biến chứng loét, hoại tử xảy ra thì thời gian lành tổn thương nhanh hơn. Đường huyết ổn định < 140mg% hay HbA1C < 7%.
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như: vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá mụn cóc móng quặp, phồng nước... Có thể kiểm tra sự giảm tưới máu 2 chân bằng cách tự bắt mạch mu chân hay tự làm nghiệm pháp nằm trên giường, nâng 2 chân lên 450 trong 20 giây, sau đó thả chân xuống dưới mặt giường, quan sát sự thay đổi màu da nếu thiếu máu chân sẽ nhợt màu lúc nâng chân lên và tĩnh mạch chân sẽ chậm cương tụ khi thả chân xuống.
Giữ da sạch và khô: rửa chân hàng ngày bằng nước và xà phòng nhẹ. Ngay sau khi rửa, cần lau khô chân (dùng khăn lau nhẹ nhàng, không làm cọ xát mạnh). Chú ý lau kỹ những nơi dễ đọng nước như: kẽ ngón chân móng chân Không được dùng khăn thô cứng để lau chân. Nếu bàn chân dễ đổ mồ hôi thì có thể giữ khô chân bằng các loại phấn thông thường trước khi mang tất, giày. Người bệnh ĐTĐ không được ngâm chân lâu trong nước, dùng nước nóng xông hơi nóng vì chân người ĐTĐ bị giảm, mất cảm giác nên dễ bị tổn thương.
Cắt móng chân: với các móng chân dày và biến dạng, cẩn thận khi cắt tỉa móng chân. Phải lựa chọn dụng cụ cắt tỉa phù hợp, cắt móng theo một đường thẳng ngang và giữa vòng nhẹ ở các góc móng. Không tự loại bỏ các nốt chai sần ở chân mà không có người giám sát.
Sát trùng da: khi bị trầy xước da (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa chân sạch bằng xà phòng, thoa dung dịch sát trùng povidone iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng.
Tất chân, giày, dép: người bị bệnh ĐTĐ nên dùng các loại tất vừa chân, tất được làm bằng cotton hoặc sợi tổng hợp (không dùng tất nylon hay loại có dải bằng thun co dãn hay nịt bít tất ở đầu mũi bàn chân). Tuyệt đối không đi các loại tất quá chật, bó sát lấy chân. Luôn đi tất dài hơn ngón chân dài nhất 1 - 2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu.
Tất phải mềm mại và đủ dày để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. Phải luôn có ý thức đi tất nếu bàn chân bị lạnh. Bệnh nhân ĐTĐ không bao giờ được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường, vì hầu như mọi đồ vật chung quanh đều ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng gây tổn thương cho bàn chân. Ngoài ra khi mang giày, bắt buộc phải mang tất, nếu không, chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương.
Mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn hay cao gót, vì sẽ làm trọng lực toàn thân đổ dồn vào đầu các ngón chân về lâu dài sẽ bị cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp. Cần kiểm tra giày trước khi đi để bảo đảm không có bất cứ vật sắc nhọn nào có thể gây tổn thương bàn chân như: bụi, đất đá, côn trùng, những đường may giày bị sút hay gấp nếp...
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:03 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:08 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023