Đau cách hồi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị cơn đau cách hồi

Đau cách hồi là bệnh gì?

Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút thắt chặt đau nhức rất khó chịu xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hay đi lại Đau cách hồi thường là một triệu chứng thường gặp trong bệnh động mạch ngoại biên trong đó các động mạch cung cấp máu cho chân tay bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thiếu máu đến các chi và gây ra các cơn đau.

Thông thường, cơ bắp chân là vùng bị đau cách hồi nhiều nhất. Ngoài ra, bàn chân, đùi và mông cũng có thể bị đau. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi vận động và dần nặng hơn, tuy nhiên cũng có người bị đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Đau cách hồi ở chân

Đau cách hồi ở chân

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường gặp của bệnh đau cách hồi là cảm thấy đau ở phần bắp chân, bàn chân, đùi, hông, mông. Mức độ đau tùy thuộc vào cường độ vận động của người bênh. Ngoài ra, đau cách hồi còn có một số triệu chứng khác như:

- Lở loét

- Cảm giác nóng và ngứa dưới da

- Kiệt sức

- Lạnh bàn chân ban đêm

- Rụng tóc

- Chứng hoại thư

- Đau nhức bàn chân.

Bệnh nhân thường lạnh, đau nhức bàn chân về đêm

Bệnh nhân thường lạnh, đau nhức bàn chân về đêm

Nguyên nhân gây ra đau cách hồi

Đau từng cơn là một triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên. Khi mắc bệnh động mạch ngoại biên, sự tuần hoàn máu đến các chi trở nên suy giảm, do động mạch cung cấp máu đến các chi bị hư tổn. Nó thường là do kết quả của xơ vữa động mạch xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol tích tụ quá dày trên thành động mạch, khiến cho máu khó lưu thông. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vì các chi và cơ bắp không nhận được đủ máu giàu oxy.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: hẹp ống sống đau thần kinh ngoại biên bệnh cơ xương hoặc và huyết khối tĩnh mạch sâu

Bệnh động mạch ngoại biên là nguyên nhân gây bệnh

Bệnh động mạch ngoại biên là nguyên nhân gây bệnh

Điều trị các cơn đau cách hồi

Diễn tiến của bệnh đau từng cơn có thể được hạn chế nếu người bệnh:

- Tránh tổn thương ở cẳng chân và bàn chân

-Kiểm soát những nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch như tiểu đường tăng huyết áp tăng cholesterol máu

- Ngưng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc vì đây là nguy cơ chủ yếu của bệnh động mạch ngoại biên

- Luyện tập thể dục vì nó giúp cơ của bạn tốt hơn và khỏe hơn. Tuy nhiên, cần luyện tập đúng cách và vừa phải

- Để giúp máu chảy đều đến bàn chân và cẳng chân, hãy nâng đầu giường khoảng tầm 10 - 15 cm để tim cao hơn cẳng chân

- Nhận biết và kiểm soát nồng độ cholesterol Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng phải thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đúng cách như ăn ít chất béo, ăn nhiều rau quả và ngũ cốc

- Tránh dùng một số thuốc nhất định như các thuộc nhóm sinus có chứa thành phần pseudoephedrine làm co mạch máu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật