Nguyên nhân dẫn đến phổi tắc nghẽn mãn tính mà nhiều người hay mắc phải

Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá nguyên nhân hàng đầu gây COPD.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

1. Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc

COPD xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.

2. Ô nhiễm không khí

Người ta vẫn chưa xác định được chắc chắn việc ô nhiễm không khí có gây COPD hay không. Tuy nhiên, nếu có thì hậu quả của nó cũng nhỏ so với thuốc lá.

3. Tăng nhạy cảm đường hô hấp

Một số bệnh nhân COPD bị tăng nhạy cảm đường hô hấp là tình trạng đường hô hấp phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm.

Vai trò làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với COPD ở những người hút thuốc vẫn chưa được chứng mình rõ ràng. Tuy nhiên, theo một giả thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường hô hấp và có hút thuốc sẽ tăng nguy cơ bị COPD và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.

4. Thiếu men Alpha 1 - antitrypsin

Men alpha 1 - antitrypsin là một loại protein của cơ thể được gan sản xuất để giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Thiếu men alpha 1 - antitrypsin là khi gan không sản xuất đủ loại protein này.

Thiếu men alpha 1 - antitrypsin có tính chất di truyền, và nó là yếu tố nguy cơ di truyền duy nhất của COPD được biết đến. Nó chiếm khoảng dưới 1% số trường hợp bị COPD ở Hoa Kỳ.

Thiếu men alpha 1 - antitrypsin nặng có thể dẫn đến khí phế thũng ở những người trẻ tuổi, và ở những người không hút thuốc, độ tuổi khởi phát trung bình của khí phế thũng là 53 tuổi, đối với những người hút thuốc là 40 tuổi.

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà cần lưu ý những điều sau:

1. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp

- Bỏ thuốc và tránh các nơi có nhiều khói thuốc lá.

- Tránh làm các việc quét dọn, lau bụi, tránh tiếp xúc với sơn, các bình xịt gia dụng, chất tẩy và các chất kích thích niêm mạc hô hấp khác.

- Không nên ở trong điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng sản sinh đờm và co thắt phế quản

- Dùng khẩu trang miệng + mũi để sưởi ấm không khí trong thời tiết lạnh

- Tắm nước ấm (không quá nóng hoặc lạnh)

2. Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp

- Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn hô hấp.

- Tránh ở các đám đông và nơi kém không khí.

- Tiêm phòng cúm và phế cầu.

- Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp: đau ngực thay đổi các đặc điểm độ dính, khối lượng, màu sắc đờm ho nhiều hơn, khó khạc đờm hơn, cò cử khó thở tăng lên.

- Dùng thuốc kháng sinh được kê ngay khi mới có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Giảm dịch tiết phế quản

- Ăn uống đủ nước.

- Dùng thuốc giãn phế quản theo chỉ định.

- Dẫn lưu tư thế theo chỉ định: Mỗi tư thế 5 - 15 phút, ho điều khiển sau mỗi tư thế.

4. Cải thiện thông khí

- Sử dụng bình phun xịt đúng cách để thuốc tới được phế quản : Thở ra - cho bình thuốc vào miệng - hít vào dần dần, sâu và bơm thuốc lúc mới bắt đầu hít vào - Nín thở ở cuối lúc hít vào trong 10 giây, rồi thở ra từ từ.

- Dùng các dụng cụ "bình chứa khí" cho người bệnh sử dụng bình phun xịt không hiệu quả, hoặc dùng máy khí dung

5. Tập thở

- Thở cơ hoành và thở mím môi trong các giai đoạn khó thở theo như hướng dẫn của nhân viên y tế

- Tăng trương lực cơ bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn.

6. Chế độ ăn

- Chế độ ăn giàu đạm và đủ nước vitamin chất khoáng

- Ăn 5 - 6 bữa nhỏ để làm giảm khó thở trong và sau khi ăn.

- Nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn nếu ăn làm khó thở

7. Sống với khó thở

- Thư giãn và làm việc ở nhịp độ thấp hơn

- Chọn các nghề nghiệp không cần gắng sức chân tay

- Tránh làm việc quá sức, mà nên làm với mức độ vừa phải tùy theo mức độ mệt của từng người.

- Kìm chế các stress về tâm lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật