Nguyên nhân và cách xử trí khi bị chốc mép nhất định phải biết
Cần làm gì để tránh tổn thương lan rộng khi bị chốc mép?
Nhìn vào mép và thấy thứ này, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang báo động
Nguyên nhân
Chốc mép do nhiều nguyên nhân, trong đó hay gặp nhất là chốc mép do vi-rút, hay còn gọi là mụn rộp ở mép - một bệnh lành tính nhưng rất hay lây và tái phát với những tổn thương tương tự thường thấy quanh miệng hoặc quanh lỗ mũi, thậm chí trong miệng, trên má. Vậy cần làm gì để tránh tổn thương lan rộng là vô cùng quan trọng.
Chốc mép lây truyền khác với mụn rộp sinh dục nhưng vi-rút gây 2 bệnh này rất gần nhau, đó là vi-rút herpes. Bệnh lây truyền do tiếp xúc với tổn thương hay dịch tiết của tổn thương (ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi khô vảy).
Nguyên nhân thứ hai do nhiễm nấm một loại nấm men phổ biến có tên candida albicans. Các bào tử của nấm men này có ở khắp nơi, khi cơ thể giảm sức đề kháng sẽ gây ra tình trạng viêm khóe miệng. Ngoài ra, có thể do thiếu hụt vitamin B. Khi đó, ngoài các vết nứt ở khóe miệng, sẽ còn có hiện tượng đau lưỡi. Điều này rất có thể do người bệnh không ăn đủ trái cây rau quả và các thực phẩm nguyên cám (giàu vitamin B).
Cách xử trí
Cần rửa tay sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước
Khi bị chốc mép cần xử trí đúng để tránh lây lan là rất quan trọng.
Không gãi những tổn thương vì có thể làm cho vi-rút lây lan tới các vị trí khác của cơ thể.
Rửa tay sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước
Không chọc vỡ các mụn nước
Không bóc vảy.
Tránh dùng chung giường và các đồ dùng vệ sinh khác (khăn mặt, bàn chải đánh răng ) trong giai đoạn tiến triển của tổn thương.
Nếu đang bị cảm, nên dùng khăn giấy và chỉ dùng một lần. Cần giữ gìn để mắt không bị nhiễm vi-rút. Tránh dụi mắt và thực hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc vệ sinh nếu đeo kính áp tròng
Không ôm hôn trẻ sơ sinh những người có hệ miễn dịch suy yếu vì những người này nhạy cảm với vi-rút, đắp khăn lạnh lên chỗ đau để giảm triệu chứng.
Không có cách nào chữa khỏi hẳn khi bị nhiễm vi-rút, có thể bôi một số thuốc chống vi-rút để giảm bớt các triệu chứng, đôi khi còn có thể phòng ngừa được cả sự phát bệnh với điều kiện là phải bôi ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên thuốc hạn chế tốt cường độ và thời gian các đợt tiến triển, ngoài ra còn giúp giảm đau Cần rất thận trọng khi ra nắng, nếu dễ bị chốc mép thì cần tránh các tia tử ngoại
Nếu bị chốc mép kéo dài, tái phát liên tục cần tới cơ sở y tế để được khám tư vấn và chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ (theo chỉ định của bác sĩ).
Phòng bệnh bằng cách chú ý dinh dưỡng ăn uống đủ chất dinh dưỡng chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn. Nên hạn chế phơi nắng, tránh tiếp xúc với người bị chốc mép
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:04 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:09 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:05 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023