Chốc mép là bệnh gì? Biểu hiện và cách khắc phục tình trạng chốc mép
Chốc mép là bệnh gì?
Thoạt đầu, thấy khó chịu ở mép. Nhìn kỹ trong gương thấy xuất hiện một chùm những nốt rộp như nốt bỏng, chung quanh là một viền màu hồng hay đỏ. Trong vòng 2 tuần, các vết đỏ đó khô lại thành cái vẩy mỏng, thế là khỏi.
Chốc mép có thể do vi khuẩn hay thiếu chất, đặc biệt là vitamin B2
Nguyên nhân gây cốc mép
Người mắc bệnh chốc mép hay bị đi bị lại vì lũ virus sau khi hoành hành rồi, lại rút vào bí mật, ở ẩn trong cơ thể ta hàng tháng, hàng năm chờ khi ta bị sốt cảm lạnh đau răng eczema (bệnh nấm), bị sốt vì nắng, phái yếu tới ngày kinh nguyệt
Phần lớn các trường hợp chốc mép là do thiếu vitamin B2. Trẻ bị thiếu vitamin B2 không chỉ bị lở mép mà còn bị viêm lưỡi, viêm giác mạc và một số thương tổn khác ở da.
Bệnh thường gặp ở những trẻ ăn uống thiếu chất (như mẹ không đủ sữa hoặc ăn bổ sung lại không đủ chất, kiêng khem quá mức) hoặc do trẻ tiêu hóa hấp thụ thức ăn kém tiêu chảy kéo dài.
Biểu hiện khi bị chốc mép
Ban đầu, có thể thấy hai bên mép của trẻ hơi nhợt, lớp biểu bì ở đó mỏng đi rồi nát, tiếp đến xuất hiện các vết nứt, bên trên phủ một lớp vảy màu vàng làm trẻ bị đau mỗi khi nói, khi ăn. Đồng thời, có thể thấy đầu lưỡi trẻ bóng, mặt lưỡi nhẵn mất gai, có thể có vết nứt; môi khô, họng khô; trẻ sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
Cách chữa chốc mép
Rửa vết chốc bằng nước đun sôi để âm ấm, đợi khô rồi bôi một chút dầu gan cá cô đặc hoặc chích một viên dầu gan cá rồi bóp dầu lên mép; lấy viên vitamin B2 nghiền thành bột, rắc vào chỗ chốc. Mỗi ngày làm như thế hai lần (vào sau bữa ăn trưa và trước khi đi ngủ).
Nếu con biếng ăn bạn cho cháu uống thêm phức hợp các vitamin B (trong đó có vitamin B2) hoặc 1-2 viên vitamin B2 mỗi ngày (loại viên 2 mg).
Phòng tránh chốc mép
- Tránh những sự việc làm mình cảm động hoặc phải suy nghĩ thái quá.
- Hạn chế phơi nắng, nếu cần nên dùng những loại kem bảo vệ da như kem có kẽm oxít, bôi lên vùng môi, mép.
- Tránh không tiếp xúc với người đang bị chốc mép.
Tuyệt đối không được cạy vảy chỗ đau
Để giảm đau nên:
- Đắp nước lạnh nước đá lên chỗ bị chốc.
- Uống nước lạnh.
- Không được lẩy, nhể, cậy vẩy chỗ đau.
- Có thể dùng thuốc giảm đau như aspirin acetaminophen
- Nếu bị đau nhiều, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc acyclovir (còn có tên là Zovirax)
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:05 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:05 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023