Những thông tin cơ bản về tiêu chảy cấp mà bạn cần biết

Tiêu chảy cấp là căn bệnh nguy hiểm với biểu hiện thường gặp là đi vệ sinh ra phân lỏng từ 3-10 lần/ngày, nôn nhiều lần, sốt cao.

Nếu tiêu chảy kèm nôn nhiều có thể sẽ gây tình trạng mất nước nguy hiểm dẫn đến trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng của người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Nguyên nhân tiêu chảy cấp thường gặp nhất do do nhiễm khuẩn Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợivi khuẩn có hại trong đường ruột. Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy

Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Nguyên nhân tiêu chảy cấp khác nữa là do tích lũy trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thụ được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích ở dạ dày ruột, hoặc cũng có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu động không bình thường.

40% trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới năm tuổi là do nhiễm virut Rotavirus. Tuy nhiên tiêu chảy ở những khách du lịch phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các loại độc chất như ngộ độc do nấmthuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Biểu hiện 

tiêu chảy liên tục, ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng lỏng, toàn nước trắng đục.

+ Ít khi đau bụng

Biểu hiện tiêu chảy cấp thường gặp

Biểu hiện tiêu chảy cấp thường gặp

+ Thường không có hiện tượng sốt, thậm chí tay chân và người có thể lạnh.

+ Hầu hết các ca bệnh đều nôn mửa

Phòng bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể gây tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để phòng bệnh và ngăn ngừa dịch lây lan, mọi người phải thực hiện những điều sau:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một cầu tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi.

Rửa tay bằng xà phòng giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Rửa tay bằng xà phòng giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Đối với gia đìnhbệnh nhân tiêu chảy cấp cần sát khuẩn bằng cách rắc vôi bột hoặc cloramin b sau mỗi lần đi tiêu. Tránh tập trung ăn uống đông người như đám tang, đám cưới, đám giỗ. Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

An toàn vệ sinh thực phẩm

Thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

 Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Nguồn nước dùng để ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm, đặc điệt là đối với các huyện vùng lũ, việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng. Tất cả các nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Cloramin B.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Không đổ chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vất xác động vật chết và rác xuống ao, hồ, sông.

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Điều trị tiêu chảy cấp

Thường các bệnh nhân sẽ tự khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu tình trạng mất nước nhẹ, chỉ cần điều trị tiêu chảy cấp bằng cách bù nước đường uống bằng dung dịch oresol. Lượng Oresol uống vào thường sẽ bằng 1.5 đến 2 lần nước dịch bị mất (qua đại tiện và nôn). Uống lượng nhỏ mỗi lần và nhiều lần.

Điều trị tiêu chảy cấp

Điều trị tiêu chảy cấp

Trường hợp mất nước nặng hay bệnh nhân nôn nhiều, không uống được hoặc bệnh nhân giảm nhận thức có nguy cơ trào ngược dịch vào đường hô hấp nên được bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch Ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cấp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh tiêu chảy cấp. Hi vọng qua những thông tin này, bạn sẽ có các phòng bệnh và chữa bệnh tốt nhất.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật