Nỗi sợ teo tinh hoàn sau quai bị, đừng lo sau khi đọc bài viết
5 sự thật về vắc-xin nhưng không phải ai cũng biết
Mách nhỏ 5 thói quen tưởng vô hại mà cực kỳ nguy hiểm cần tránh
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, hiện tại, Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho nam thanh niên 23 tuổi (tại Hà Nội) bị mắc bệnh quai bị.
Trước đó, bệnh nhân cho biết đã từng tiếp xúc với một người bạn mắc căn bệnh này, sau đó có biểu hiện sưng đau tuyến mang tai hai bên, từ phải sang trái; sốt cao. Vài ngày sau, bệnh nhân thấy sưng đau tinh hoàn bên trái và rất lo lắng nhập viện điều trị.
Hiện tại, sau 4 ngày điều trị sức khỏe bệnh nhân ổn định nhưng tuyến nước bọt mang tai tinh hoàn vẫn còn đau Bệnh nhân cần theo dõi về lâu dài về sau xem có khả năng dẫn đến vô sinh hay không.
TS Cường cho biết bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút quai bị gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp lưu hành ở khắp nơi trên thế giới, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông - Xuân. Bệnh quai bị hay gặp ở lứa tuổi học đường và hay gây thành dịch trong trẻ em thanh thiếu niên tại các trường mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh… Trẻ em dưới 2 tuổi và người già rất ít khi bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.
Đáng chú ý ở bệnh này là trước khi khởi bệnh một tuần, vi-rút đã có thể lây sang người khác, và ngay cả khi đã khỏi bệnh vẫn có vi-rút lây lan dai dẳng nên khó dập.
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ nhức đầu mệt mỏi mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau làm cho việc nhai và nuốt đau đớn… Tiếp theo, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới) viêm buồng trứng (ở nữ giới) viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn viêm thừng tinh hoàn tràn dịch màng tinh hoàn viêm tuỵ, viêm não, màng não...
Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
'Vô sinh là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân và người nhà khi thấy con mình mắc quai bị. Tuy nhiên, để đánh giá bệnh nhân có bị biến chứng teo tinh hoàn hay không thì cần được theo dõi chặt chẽ sau này. Người dân không nên quá lo lắng. Thường ở nam giới sưng đau tinh hoàn xảy ra khi cơn sốt trở lại sau sốt sưng mang tai từ 5-7 ngày. 70% bệnh nhân sưng một bên, chỉ có 30% sưng đau hai bên tinh hoàn với kích thước to gấp 2-3 lần bình thường và trong vòng một tuần là hết sưng. Với nam giới sưng tinh hoàn 2 bên thì nguy cơ vô sinh cao hơn' - TS. Cường cho biết.
Không tự điều trị quai bị theo truyền miệng
Theo TS. Cường, nhiều người chủ quan, tự ý điều trị bệnh quai bị bằng các biện pháp truyền miệng như dùng hàm trâu hơ nóng, hoặc hạt gấc hơ nóng áp vào vết sưng đau… đây là việc làm không có căn cứ khoa học.
Ngoài ra, có nhiều lời đồn thổi nên gửi tinh trùng khi tinh hoàn sưng đau để phòng khi bị teo tinh hoàn, vô sinh vì quai bị. Theo các bác sĩ, điều này là không nên bởi nguy cơ teo tinh hoàn không xảy ra với tất cả bệnh nhân, chỉ một số ít. Hơn nữa, trong thời kỳ sưng đau, tránh mọi kích thích, cơ thể cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, hạn chế đi lại để giảm ảnh hưởng tới tinh hoàn.
Người dân tuyệt đối không tự dùng thuốc chống viêm vì nó không có tác dụng ngăn lại biến chứng. Bệnh quai bị do vi rút gây ra, hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn viêm màng não
Để phòng chủ động phòng chống bệnh quai bị, TS. Cường khuyến cáo cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị (vắc xin dịch vụ, người tiêm tự chi trả kinh phí), vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.
Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt khó thở viêm tinh hoàn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:00 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:05 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:09 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:00 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023