Răng khôn mọc lệch và những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.

Những biến chứng nguy hiểm của răng khôn mọc lệch

Nhiều khi răng khôn bị kẹt hay lèn trong xương hàm, hay không mọc được.

Nhiều khi răng khôn bị kẹt hay lèn trong xương hàm, hay không mọc được.

Nhiều khi răng khôn bị kẹt hay lèn trong xương hàm, hay không mọc được. Ðiều này có thể dẫn đến các răng khác bị chật hàm hay bị đẩy khỏi vị trí, cũng như gây sâu răng nhiễm trùng, hay bệnh lợi cục bộ thậm chí hủy hoại cả xương hàm…gây mất mạng.

Loài người là sản phẩm của quá trình tiến hoá, từ vượn đến vượn người rồi người nguyên thuỷ…trải qua vài triệu năm mới trở thành người hiện đại như ngày nay. Trong quá trình tiến hoá ấy, xương hàm của con người trở nên bé dần. Phần lớn hàm của chúng ta chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

Nhưng thực tế là chúng ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới. Những chiếc răng này mọc sau cùng, do đó chúng thường không có đủ khoảng trống để mọc lên một cách bình thường. Đây chính là gốc gác của mọi sự phiền toái. Do không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc.

Viêm nhiễm tại chỗ: Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau hôi miệng sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn.

Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ viêm xương viêm màng trong tim nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm hỏng răng bên cạnh: Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm, đến khi lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này răng số 7 hầu như đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó, răng số 7 (hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai) là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm: Những nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng và tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành khối u xương hàm nang thân răng

Rối loạn về phản xạ và cảm giác: Do ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da niêm mạc răng ở nửa cung hàm và có thể gây hội chứng giao cảm như đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn

Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ

Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ

Giữ sạch vùng khoang miệng: Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn vì khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng rất dễ bị nhiễm trùng. Sử dụng nước sát trùng: dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 - 20 phút, làm 2 lần/ ngày.

Chườm đá: Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau Thực hiện vài lần trong ngày nước đá có tác dụng gây tê giảm bớt sự đau đớn.

Dùng thuốc kháng sinh giảm đau: Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh liều dùng theo chỉ định của bác sỹ. Kết hợp kháng sinh với các loại thuốc giảm đau

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Sau khi có kết quả chụp X - quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng… răng khôn mọc lệch ngầm rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cách điều trị thì khá đơn giản, đa số chỉ cần nhổ bỏ răng.

Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng phải can thiệp nhổ răng, chỉ những răng khôn nào có nguy cơ gây ra biến chứng mới phải nhổ bỏ.

Ngày nay, với trình độ kỹ thuật cao cùng với trang thiết bị hiện đại các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân nhổ bỏ những chiếc răng khôn mọc lệch ngầm ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất để loại bỏ những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tại chỗ và toàn thân sau này.

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Dùng lá lốt: Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch. Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi: Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: phụ nữ có thai, đang cho con bú…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật