Tìm hiểu về bệnh cảm cúm: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Cảm cúm là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do vi-rút gây ra (có tới hơn 200 loại vi-rút gây bệnh này).

Cảm cúm thông thường không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, nhất là trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính lại là vấn đề không thể chủ quan.

Đối tượng dễ bị cảm cúm?

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan vi-rút. Những người có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng cũng dễ bị cảm cúm vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Ở trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây nên triệu chứng viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện khi bị cảm cúm

Cảm cúm thông thường bắt đầu với sự mệt mỏi toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân hắt hơi đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy mũi và ho Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ mắc bệnh, đỉnh điểm 2-4 ngày sau khi khởi phát.

Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Kinh nghiệm cho thấy, trong những ngày lạnh và mưa nhất là thời tiết ẩm ướt kèm theo mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi-rút phát triển nên có nhiều người bị bệnh...

Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm làm hệ thống hô hấp của con người nhạy cảm hơn. Đặc biệt, mùa xuân là mùa gia tăng các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng hen suyễn các bệnh phổi tắc nghẽn... nên số người cảm cúm cũng gia tăng.

Điều trị thế nào?

Để điều trị cảm cúm hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Khi bị bệnh, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý uống nhiều nước (nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng cũng như đỡ khô háo cổ họng).

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ mũi giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm cúm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật