Trẻ nhỏ có thể tử vong do tiêu chảy mất nước, mẹ cần biết các điều này

Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể thì trẻ bị tiêu chảy sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện.

Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc viêm phổi

Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi thường mắc bệnh tiêu chảy do ăn phải thức ăn, uống phải nước uống bị nhiễm vi khuẩn vi-rút. Trẻ cũng có thể mắc bệnh tiêu chảy trực tiếp do tiếp xúc với nguồn phân thải của người bị mắc bệnh.

Thực tế nguồn bệnh tiềm ẩn từ những nguyên nhân khác nhau do những thói quen, tập quán của người lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ăn rau sống xử lý không sạch uống nước lã chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh...

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc bị mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều tác nhân gây bệnh tiêu chảy khi tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm phân của người bệnh. Các tác nhân vi khuẩn vi-rút gây bệnh thường gặp là Rotavirus, Escherichia coli, Shigella, Vibrio cholerae; Salmonella, Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica; ngoài ra các loại ký sinh trùng như Lamblia giardia, Entamoeba histolytica... cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy

Ngoài ra, trẻ tiêu chảy dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng  

Nhận biết trẻ bị mất nước do tiêu chảy: có 3 mức độ:

Mất nước nhẹ: trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.

Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi...

Mất nước nặng: ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật