Ðừng để biến chứng do viêm tụy sảy ra, bạn nên đọc để phòng tránh

Tụy nằm ở phần bụng trên, sau dạ dày, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa (tiết dịch tiêu hóa và hormon). Viêm tụy có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính. Cả 2 loại đều rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng và đều có thể gây ra những biến chứng nặng.

Nguyên nhân do đâu?

Viêm tụy do nhiều nguyên nhân. Nghiện rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Ngoài ra, 10-20% trường hợp viêm tụy còn lại là do những nguyên sau: thuốc tiếp xúc với một số hóa chất tổn thương (chấn thương) do tai nạn xe hoặc té ngã gây chấn thương bụng những bệnh lý di

truyền, phẫu thuật và một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột mỡ trong máu cao. Có khoảng 15% trường hợp viêm tụy cấp và 40% trường hợp viêm tụy mạn không biết rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp Hầu như người nào bị viêm tụy cấp cũng đau Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ tăng dần. Nếu đau xuất hiện đột ngột - là một dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp nặng. Nếu đau diễn tiến từ từ, bệnh có thể khởi đầu nhẹ nhưng cũng có thể trở nên nặng. Đau thường tập trung ở nửa bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái. Đau có thể lan ra sau lưng, thường kéo dài trong vài ngày và thường xuất hiện hoặc nặng hơn khi ăn. Đau tăng lên khi nằm ngửa, toàn trạng mệt mỏi sốt, ớn lạnh, hoặc cả hai; nhịp tim nhanh; buồn nôn nôn, bụng trướng, ấn đau. Trong những trường hợp nặng có nhiễm trùng hoặc chảy máu bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp thậm chí sốc.

Đối với viêm tụy mạn thì đau thường ít gặp. Một số có đau cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, tuy nhiên, đau thường mất đi khi bệnh trở nên nặng hơn. Sự biến mất của cơn đau là một dấu hiệu xấu vì nó có thể đồng nghĩa với việc tụy đã ngừng hoạt động. Một số triệu chứng khác trong viêm tụy mạn là do những biến chứng lâu dài của nó, chẳng hạn như: không sản xuất insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường; không đảm bảo chức năng tiết men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến người bệnh sút cân và thiếu chất dinh dưỡng; chảy máu dẫn đến thiếu máu; tổn thương gan gây vàng da

Điều trị thế nào?

Hầu hết những bệnh nhân đang trong cơn viêm tụy cấp được đề nghị nhập viện, nếu bệnh nhân khó thở sẽ được cho thở ôxy. Truyền dịch để bù nước và điện giải đã mất do nôn thuốc chống nôn nếu nôn nhiều. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Chú ý, không được ăn hay uống bằng đường miệng mà truyền tĩnh mạch trong vòng vài ngày để cho ruột có thời gian được nghỉ ngơi.

Trong viêm tụy mạn, điều trị chủ yếu giảm đau và tránh làm nặng thêm tình trạng của tụy. Những điều trị khác giúp làm tăng khả năng ăn và tiêu hóa của bệnh nhân. Trừ phi có những biến chứng nặng hoặc trải qua những giai đoạn nguy kịch, nếu không, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo đơn: dùng thuốc giảm đau trong trường hợp đau nặng chế độ ăn giàu carbonhydrate ít béo và chia nhỏ bữa. Nếu tụy không sản xuất đủ insulin để điều hòa lượng đường trong máu, có thể cần phải sử dụng insulin theo đường tiêm.

Có thể cần can thiệp ngoại khoa, nếu nguyên nhân viêm tụy là do sỏi mật; nếu xuất hiện những biến chứng (tổn thương tụy lan rộng, chảy máu nang giả tụy hoặc áp-xe)... cần phải phẫu thuật để dẫn lưu hoặc cắt bỏ.

Có thể gây biến chứng nguy hiểm

Đối với viêm tụy cấp: Hầu hết những bệnh nhân viêm tụy cấp có thể hồi phục hoàn toàn. Tụy sẽ hoạt động lại bình thường mà không để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân không được loại trừ thì viêm tụy có thể tái phát. 5-10% bệnh nhân có thể bị viêm tụy nặng ảnh hưởng đến tính mạng và có thể để lại những biến chứng (suy thận khó thở đái tháo đường tổn thương não), thậm chí tử vong.

Đối với viêm tụy mạn: Viêm tụy mạn không khỏi hoàn toàn giữa các cơn. Mặc dù các triệu chứng tương tự như viêm tụy cấp nhưng mức độ nghiêm trọng của viêm tụy mạn lại cao hơn do những tổn thương của tụy vẫn tiếp tục tiến triển, có thể dẫn đến những biến chứng sau: Chảy máu trong hoặc xung quanh tụy. Chảy máu nhanh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng; Nhiễm trùng: nhiễm trùng có thể tạo thành ổ áp-xe và rất khó điều trị nếu không phẫu thuật; Nang giả tụy: những túi nhỏ chứa đầy dịch có thể

hình thành bên trong tụy. Những túi này có thể bị nhiễm trùng hoặc vỡ vào trong khoang bụng gây viêm phúc mạc; Suy tụy: tụy có thể bị tổn thương nặng ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn và sự điều chỉnh nồng độ đường trong máu gây đái tháo đường; thậm chí ung thư tụy...

Phòng ngừa thế nào?

Những khuyến cáo sau đây có thể giúp phòng ngừa những đợt cấp tái phát hoặc làm cho tình trạng không trở nên nặng hơn: không uống những chất có cồn; chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn nên thanh đạm, mềm dễ tiêu, ăn nhiều hoa quảrau tươi; chế độ ăn có nhiều carbonhyrate và ít chất béo. Tuyệt đối không uống rượu bia đây là cách duy nhất để giảm nguy cơ bị những cơn viêm tụy mới, ngăn không cho tụy bị viêm nặng hơn và ngăn biến chứng, thậm chí gây nguy cơ tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật