Chứng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và những tiềm ẩn nguy hiểm

Chứng bệnh vàng datrẻ sơ sinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng Bệnh vàng da có hai loại vàng da sinh lývàng da bệnh lý Nếu là vàng da sinh lý thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị Tuy nhiên nếu là vàng da bệnh lý bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây bại não hay tử vong. Để biết rõ hơn về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nhé!

1. Tổng quan về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Thạc sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, ĐH Y dược TP HCM cho biết, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh chỉ chiếm 2-5% trên các trẻ bị vàng da sơ sinh Cũng vì tỷ lệ không cao, vàng da bệnh lý thường bị bỏ qua do tưởng nhầm là vàng da sinh lý. Chính vì những lý do này mà bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường không được điều trị kịp thời và dẫn đến nhiều nguy hiểm ở trẻ nhỏ. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da sinh lý thường xuất hiện ngày thứ 2-3 sau sinh, biểu hiện là da của trẻ có màu vàng nhạt và không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Biểu hiện này chỉ thoáng qua rồi tự khỏi (trong vòng một tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng). Còn vàng da sinh lý thì không thể tự khổ nguy hiểm hơn vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong

2. Những nguyên nhân vàng da ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân vàng da ở trẻ là do sau khi sinh, trẻ nhỏ bắt đầu hô hấp bằng phổi và do vậy, không cần đến sự trợ giúp của các hồng huyết cầu nữa. Lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu tiến hành loại bỏ các hồng huyết cầu thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình thải loại này làm sản sinh ra các sắc tố màu da cam (bilirubin) trong máu trẻ. Đồng thời gan có chức năng loại thải các bilirubin này ra khỏi máu và chuyển ra ngoài qua hồng huyết cầu của trẻ. Tuy nhiên, do gan của trẻ sơ sinh vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nên nó không thể kiểm soát được lượng bilirubin gia tăng đột biến trong khoảng thời gian vài ngày sau khi sinh. Kết quả là một lượng lớn bilirubin bị hòa lẫn vào máu, dẫn đến da của trẻ có màu hơi vàng. Mặc dù, theo các chuyên gia, biểu hiện vàng da ở những đứa trẻ sơ sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng bilirubin hiện diện quá nhiều trong máu trẻ trong thời gian dài, đây được xem là tình huống nguy hiểm và đây chính là vàng da bệnh lý cần được kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

3. Điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là vài phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo và thực hiện trong trường hợp trẻ bị vàng da sau khi sinh:

Cho trẻ bú sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa mẹ điều trị vàng da ở trẻ nhỏ

Trẻ bú sữa mẹ giúp giảm lượng bilirubin trong máu

Trẻ bú sữa mẹ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giúp giảm lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển, và đồng thời giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.

Trẻ bị vàng da

Trẻ bị vàng da bệnh lý nguy hiểm khó lường nếu không điều trị kịp thời

Cách khác để thay thế sữa mẹ, là bạn có thể sử dụng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ vàng da. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh thường gặp tuy nhiên chỉ nguy hiểm khi đó là chứng bệnh lý vàng da. Tuy nhiên, việc phân biệt được trẻ vàng da bệnh lý hay sinh lý là một điều rất khó khăn của các bậc phụ huynh nếu không có kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, nếu trẻ bị vàng da để chuẩn đoán bệnh được chính xác các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và đưa ra kết quả chính xác nhất nhé! 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật