Những nguyên nhân và hướng điều trị bệnh viêm phế quản cấp
Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới, dân gian còn gọi là sưng cuống phổi, gây triệu chứng kích thích ho nhiều và nếu không được điều trị tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà... rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn biến rất nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
Nguyên nhân gây bệnh ban đầu thường là virut, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, cảm giác đau ngực mệt mỏi chán ăn hoặc nôn ói, có thể trẻ đã bị viêm phế quản
Viêm phế quản còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá và bụi bẩn. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính
Trường hợp nghiêm trọng trẻ thở khò khè, ra nhiều dịch nhày ngăn cản không khí tới các phế nang.
Điều trị viêm phế quản bằng cách nào?
Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản nhẹ thường bị ho và khò khè một chút, song nhìn chung vẫn ăn uống tốt và không cần sự hỗ trợ của máy thở hay viên thuốc nào. Trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ thấy khó chịu vì triệu chứng thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, trẻ cần thêm oxy, hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol - dược liệu làm giãn cơ phổi dùng trong bệnh hen suyễn
Một khâu rất quan trọng trong điều trị viêm tiểu phế quản là hút hết dịch nhầy, và việc này cần phải tới bệnh viện
Về phòng bệnh
Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi viêm amiđan, VA... cần điều trị kịp thời.
Cần giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp trẻ tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn và điều này sẽ được bác sĩ đánh giá và cho y lệnh.
Các bậc cha mẹ không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
Cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát, rút mồ hôi không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp, nếu bé sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau, trường hợp bé có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống nôn tất cả thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.
Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân rối loạn tiêu hóa khó thở có những cơn ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cần cho trẻ đi bệnh viện ngay. Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái... rồi khỏi.
Khi trẻ bị bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, như nước súp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là cháu bắt đầu hồi phục bệnh. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo để tránh tái phát bệnh.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:00 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:09 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:03 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:05 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:03 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:08 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:07 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:07 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023