Sốt cao, phát ban - Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi

Sự thay đổi về thời tiết thất thường làm cho sức đề kháng của trẻ suy giảm mạnh rất dễ nhiễm bệnh. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi dịch sởi đang có nguy cơ quay trở lại các bậc phụ huynh cần nâng cao việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trước dịch bệnh.

Bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa đông - xuân. Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi-rút sởi gây ra, lây qua đường hô hấp với tốc độ rất nhanh, khiến cho sức đề kháng của trẻ suy giảm và để lại nhiều biến chứng nặng như viêm não tiêu chảy cấp nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng hô hấp nặng như viêm phổi bệnh sởi lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi sẽ bị lây bệnh.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi là thường là sốt cao chảy nước mũi ho mắt đỏ và chảy nước mắt. Sau vài ngày trẻ sẽ xuất hiện phát ban thường là trên mặt và cổ. Ở trẻ nhỏ diễn biến bệnh có thể nặng hơn rất nhiều có thể gây tử vong

Dịch sởi quay trở lại theo mùa và thường xuyên gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Đối tượng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất là ở các bé có thể trạng yếu, không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Đối với những trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm phòng vẫn chưa có sức đề kháng lúc này cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho uống sữa mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung vitamin A và sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ 1 - 5 tuổi cần cho trẻ tiêm chủng đúng lịch và Tiêm vắc xin sởi bổ sung là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh dịch sởi quay trở lại các phụ huynh không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nơi đang tập trung nhiều trẻ bị sởi. Giúp trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt, sát khuẩn hàng ngày tai, mũi, họng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối. Cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 1,5 - 2 lít nước. Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều sắt vitamin A như cà rốt các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam Luôn giữ ấm cho trẻ, tránh bé bị gió lạnh hoặc nắng to, không đưa trẻ đến những nơi bụi bẩn.

Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ nhất là những khu vực trẻ hay ngồi chơi, thường xuyên giặt chăn ga gối cho trẻ. Có thể sử dụng các loại dược liệu như lá mùi, hạt mùi để tắm cho trẻ vì đây là những loại cây có khả năng sát khuẩn cao và an toàn. Bản thân người lớn trong gia đình cũng phải thực hiện vệ sinh tốt hàng ngày trước khi tiếp xúc với trẻ, ôm hôn trẻ.

Hãy tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ nhất là sau khi đi học, đi chơi hoặc trước khi ăn để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

Trong mùa sởi, nếu trẻ nào có dấu hiệu mệt mỏi thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi tình trạng của trẻ xem có bị sởi hay không để có biện pháp kịp thời không để bệnh phát triển thêm. Nếu trẻ mắc bệnh sởi cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng hơn của bệnh.

Các bậc phụ huynh cần thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh dịch, tìm hiểu rõ về bệnh dịch để nhận biết, phòng tránh và điều trị đúng cách . Chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ trong mùa dịch là cách đảm bảo sức khỏe cho trẻ luôn khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật