Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và những hậu quả không ngờ
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và những tác hại thường thấy để có biện pháp cải thiện, giúp trẻ phát triển tốt.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?
Ngoài nôn trớ vì các bệnh lý như viêm ruột tắc ruột tác dụng phụ của thuốc hay các bệnh lý về chuyển hoá, não bộ, v.v… hầu hết hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ là sinh lý Nguyên nhân do dạ dày của trẻ lúc mới chào đời còn nằm ngang, thể tích nhỏ, cơ thắt dưới thực quản thường xuyên mở ra. Những đặc điểm này khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày nên trẻ dễ bị nôn trớ mỗi khi ho vặn mình hoặc bú quá no.
Nôn trớ khiến bé quấy khóc
Một trong những biểu hiện thường thấy sau khi trẻ nôn trớ hoặc ọc sữa chính là quấy khóc. Vì khi trào ngược, chất có tính acid trong thức ăn dạ dày hoặc dịch dạ dày đẩy lên thực quản có thể khiến bé đau hoặc khó chịu. Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi khó chịu dẫn đến quấy khóc. Cũng vì vậy, nôn trớ kéo dài sẽ gây áp lực cho gia đình và ảnh hưởng sinh hoạt, phát triển thường ngày của bé.
Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc
Nôn trớ kéo dài khiến bé biếng ăn hơn
Sau khi ọc sữa, trẻ thường bị kiệt sức mệt mỏi do các cơ dạ dày hoạt động với cường độ mạnh, từ đó trẻ dễ biếng ăn Mặt khác, nhiều mẹ vì lo sợ con thiếu hụt dinh dưỡng nên thường ép bé ăn nhiều hơn sau mỗi lần nôn trớ. Điều này không những không bổ sung dinh dưỡng cho bé mà còn khiến dạ dày của trẻ bị quá tải, vô tình khiến trẻ nôn nhiều hơn, mất sức hơn kèm theo tâm lý sợ ăn uống
Nôn trớ kéo dài khiến bé có nguy cơ chậm phát triển thể chất và mắc các bệnh về tiêu hoá
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ lại ảnh ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của trẻ? Thật ra, điều này không quá khó hiểu vì những lần nôn trớ đã cản trở cơ thể trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng trẻ bị suy yếu, tăng nguy cơ ốm vặt, suy dinh dưỡng Hơn nữa, nôn quá nhiều còn làm tổn thương dạ dày non nớt của bé, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, gây đau bụng chướng bụng tiêu chảy… từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Những trẻ nôn trớ thường xuyên sẽ có xu hướng nhẹ cân và đề kháng kém vì không được hấp thu đủ dưỡng chất.
Cơ chế "Làm sánh sữa" – Giải pháp khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ
Từ những hậu quả trên, cha mẹ nên lưu ý nôn trớ có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và khôn lớn của trẻ. Vì vậy, sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, mẹ nên giúp bé cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt bằng cơ chế “Làm sánh sữa”.
"Làm Sánh Sữa" hoạt động với nguyên tắc: bổ sung tinh bột “đặc biệt” vào sữa, khi gặp axit dạ dày thì sánh lại, giúp sữa được làm đặc hơn, từ đó lưu lại trong dạ dày lâu hơn, làm giảm tình trạng nôn trớ mà vẫn đảm chất dinh dưỡng trong sữa. Cơ chế này được áp dụng vào những loại sữa phù hợp cho trẻ nôn trớ trào ngược, thường dành cho mẹ không có sữa hoặc không thể cho con bú. Trên thực tế, nó đã được áp dụng trong một số sản phẩm dinh dưỡng nước ngoài và nay mới được phổ biến ở Việt Nam thông qua bài viết giới thiệu trên trang của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Mẹ hoàn toàn có thể tin cậy cơ chế “Làm sánh sữa” vì cơ chế này tuân theo tiêu chuẩn Codex
Tính hiệu quả của cơ chế "Làm sánh sữa"
Các bậc cha mẹ có thể yên tâm vì khi cơ chế được áp dụng cho các sản phẩm sữa, thì hàm lượng tinh bột quy định phải nhỏ hơn 2g/ 100 ml để phù hợp với tiêu chuẩn của Codex, là tiêu chuẩn thức ăn theo công thức cho trẻ (*). Tiêu chuẩn Codex cũng là cơ sở khoa học để tiến hành các nghiên cứu lâm sàng của Viện dinh dưỡng cho các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Đừng để nôn trớ làm ảnh hưởng đến quá trình khôn lớn của con! Bằng việc xác định nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, đồng thời khám phá cơ chế mới giúp trẻ thoát khỏi những tác hại do nôn trớ kéo dài, cha mẹ sẽ tìm được những sản phẩm dinh dưỡng tốt, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:02 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:09 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:09 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:00 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:00 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:07 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:06 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023