Tìm hiểu về bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp ở đa số trẻ em hiện nay. Để tìm hiểm rõ hơn về béo phì và các nguyên nhân cũng như và cách phòng chống, sau đây cũng ta sẽ đi vào một cách khái quát hơn nhé!

1. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Một số nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ em như: 

chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì Ít hoạt động thể lực làm giảm tiêu hao năng lượng, tăng tích lũy mỡ chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới béo phìtrẻ em

Béo phì ở trẻ em do chế độ ăn giàu chất béo

Béo phì ở trẻ em do chế độ ăn giàu chất béo

– Rối loạn hoạt động của các hormon: hormon tăng trưởng (GH) có liên quan đến hoạt động tiêu mỡ, quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ, do vậy nếu mất ngủ sẽ làm giảm tiêu mỡ đồng thời rối loạn quá trình sản xuất các hormon điều hòa ăn uống, giảm sản xuất leptin giúp não có cảm giác no nhưng tăng sản xuất ghrelin kích thích thèm ăn nên trẻ ăn nhiều

– Ngoài ra, những trẻ có bố mẹ bị thừa cân béo phì cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng thấp còi đều có nguy cơ thừa cân, béo phì. Thói quen ăn nhiều vào buổi tối, ăn khi xem tivi là đặc trưng của trẻ thừa cân, béo phì.

2. Các biện pháp phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em

Trẻ bị thừa cân béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình. Hơn nữa, cân nặng nhiều hơn mức bình thường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn uống là hết sức cần thiết, giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt hơn, phòng tránh các bệnh mạn tính sau này. Để giúp trẻ tránh xa tình trạng thừa cân béo phì các bậc phụ huynh cần:

– Cần cân đối khẩu phần ăn của trẻ hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.

Cân đối khẩu phần ăn hợp lý giúp phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em
Cân đối khẩu phần ăn phòng chồng béo phì ở trẻ em

– Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

– Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

– Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

– Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.

– Nên ăn nhiều rau xanh quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ

– Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…


Luyện tập thể thao phòng chống thừa cân

Luyện tập thể thao phòng chống thừa cân

– Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…

– Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…

– Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…

– Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần

Những thôn tin trên đây là bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ mong rằng sẽ là những thông tin bổ ích để các bậc phụ huynh tham khảo và có cách cân đối khẩu phần ăn hợp lý giúp trẻ phòng tránh bệnh béo phì hiện quả nhé. Chúc các bé sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật