Trẻ hay bị viêm nhiễm, ốm dai dẳng, cha mẹ cần chú ý những điều sau

Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hoặc tử vong sớm.

Bệnh nhân bị ốm liên miên đang điều trị tại bệnh viện

Bệnh nhân bị ốm liên miên đang điều trị tại bệnh viện

Tại buổi họp mặt bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên phát Việt Nam lần thứ 2 diễn ra ngày 9/12, PGS. TS Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ bị tái diễn viêm đường hô hấp viêm phổi nhiễm trùng và đi viện liên miên là do suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng sản xuất đủ các loại tế bào miễn dịch, dẫn đến thiếu hụt kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh như virus vi khuẩn hoặc nấm

Vì vậy, trẻ thường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt và dẫn đến biến chứng nặng nề hoặc tử vong sớm.

PGS. TS Lê Thị Minh Hương cho biết, những trẻ bị suy giảm miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng quan trọng hơn những trẻ khác. 

Trẻ hay ốm, viêm nhiễm dai dẳng tuyệt đối tránh xa pho mát

Trẻ hay ốm, viêm nhiễm dai dẳng tuyệt đối tránh xa pho mát

Tránh món ăn sống

Những người bị suy giảm miễn dịch tuyệt đối nên tránh các món ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ như thịt, cá trứng pho mát Nếu chẳng may trẻ ăn phải thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể kiến tình trạng viêm nặng nề hơn.

Không uống nước để lâu trong bình

Trẻ hay ốm vặt liên miên nhiễm trùng tái phát liên tục cũng tuyệt đối không uống nước không rõ nguồn gốc hoặc nước để quá lâu trong bình sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn những trẻ có sức khỏe bình thường.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng, tránh bơi ở ao hồ

Đối với trẻ hay ốm vặt, bác sĩ Hương cũng khuyến cáo tránh tiếp xúc với ánh nắng, tránh bơi ở ao hồ, tránh công việc làm vườn liên quan đến đào xới, hoặc tiếp xúc với cây cỏ mục nát hay các phần của cây trồng.

Hầu hết không cần tới vắc-xin

Đối với những trẻ bị suy giảm miễn dịch tiêm chủng là đưa vào cơ thể một liều nhỏ vi khuẩn hoặc virus gây bệnh để giúp cơ thể trở nên miễn dịch với chúng.

Nói chung, hầu hết bệnh nhân suy giảm miễn dịch không cần tới vắc-xin trong khi đó, người nhà bệnh nhân nên tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng trong gia đình

Phải thường xuyên giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh thật tốt là điều đơn giản nhưng không phải gia đình nào cũng làm được. Do đó, cha mẹ thường xuyên rửa tay cho con sạch sẽ, đặc biệt, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với thú nuôi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy giảm miễn dịch

- Trên 4 lần viêm tai giữa/năm

- Trên 2 lần viêm xoang nặng/năm

- 2-3 tháng dùng kháng sinh và không hiệu quả

- Trên 2 lần viêm phổi nặng/năm

- Chậm lên cân (suy dinh dưỡng đi ỉa kéo dài)

- Áp xe cơ hoặc các cơ quan sâu (áp xe gan áp xe phổi) tái diễn

- Nấm miệng dai dẳng hoặc nấm da, nhiễm trùng vi khuẩn…

- Phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch mới làm sạch được vi khuẩn…

- Trên 2 ổ nhiễm trùng sâu (viêm màng não, cốt tủy viêm, nhiễm trùng huyết)

- Biến chứng sau khi tiêm chủng

- Tiểu sử gia đình có người bị bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc có anh chị em chết sớm do nhiễm khuẩn nặng, không rõ nguyên nhân

PGS. TS Lê Thị Minh Hương khuyến cáo cha mẹ, nếu trẻ có các dấu hiệu trên, hãy cho trẻ đến khám, tư vấn cụ thể hướng điều trị dự phòng sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật