Ai dễ mắc bệnh trĩ, các bạn hãy tham khảo thêm về căn bệnh này nhé!

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 30 trở lên. Vì xấu hổ, rất ít người chịu đi khám, nhất là phụ nữ, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện.

Ai dễ mắc bệnh?

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ chưa được xác định, song có một số yếu tố thường xuyên được nhắc đến: trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài..;

Những người táo bón mỗi khi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần dễ gây ra bệnh trĩ; tăng áp lực trong khoang ổ bụng: hay gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính Ngoài ra trĩ còn xuất hiện trong một số bệnh lý khác như xơ gan u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung...

Đau rát, khó chịu và chảy máu hậu môn

Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy, về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt theo sau cục phân, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.

Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: nếu mới bị thì có thể không có triệu chứng này, tuy nhiên đau càng tăng khi có biến chứng sưng viêm hoặc tắc mạch búi trĩ

Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.

Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân trĩ. Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ xa ra ngoài cần phải thăm trực tràng bằng tay và soi trực tràng. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng kích thước và vị trí các búi trĩ.

Ngăn chặn từ các yếu tố thuận lợi phát sinh

Trước hết cần phòng ngừa từ các yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ như: tránh các chất kích thích như cà phê rượu bia trà xanh các thức ăn nhiều gia vị như ớt tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ Tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.

Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản dãn phế quản, bệnh lỵ. Tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày. Khi phát hiện bị trĩ cần đi khám để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, không nên tự ý sử dụng thuốc dễ gây ra nhiều biến chứng.

Điều trị nội khoa: vệ sinh tại chỗ bằng ngâm nước ấm 15 phút/lần x 2 - 3 lần/ngày. Có thể sử dụng thuốc uống có tác dụng trợ tĩnh mạch như daflon 500mg cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ...

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại... khi trĩ đã có biến chứng thì phải điều trị bằng ngoại khoa mới có kết quả.

Nói chung phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.

Với trĩ ngoại điều trị nội khoa đơn thuần trong trường hợp trĩ ngoại phù nề điều trị thủ thuật với các trường hợp trĩ gây tắc mạch đau điều trị phẫu thuật với các đám rối tĩnh mạch đã giãn nở lớn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật