Bệnh sốt xuất huyết có những diễn biến rất bất thường

Gia tăng bệnh nhân mắc

Thống kê của bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh cho thấy, số người mắc SXH vào viện ngày càng tăng, chiếm 35% bệnh nhân các loại. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị 50 người mắc SXH, số ca nặng chiếm tới 3-5%. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, trung bình mỗi ngày bệnh viện điều trị 10 trẻ mắc SXH, trong đó có vài ca nặng. Còn theo đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng TP.Hồ Chí Minh, đến nay có gần 1.000 ca mắc SXH. Điểm khác biệt những ca SXH năm nay, chính là số bệnh nhân cư ngụ tại thành phố gia tăng, chiếm phần lớn các trường hợp mắc SXH tại các bệnh viện.

Điều bất thường SXH thường giảm vào những tháng mùa khô nhưng năm nay, người mắc SXH gia tăng ngay từ đầu năm và vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Đáng lo ngại, một số địa bàn trọng điểm của dịch sốt xuất huyết tuy bệnh chưa vào mùa, nhưng các ca bệnh đã cao hơn bình thường so mọi năm. Nguyên nhân gia tăng bệnh nhân mắc SXH, ngoài những thay đổi bất thường của thời tiết mưa nhiều ở các tỉnh phía nam, độ ẩm cao thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, còn do sự chủ quan của người bệnh (tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà vì nghĩ đó là sốt thông thường), phát hiện bệnh muộn, môi trường ô nhiễm...

Triệu chứng nặng phải đến ngay cơ sở y tế

Thông thường bệnh nhân SXH thường có quá trình diễn biến trong 7 ngày với các triệu chứng như sốt cao, liên tục đau đầu đau cơ mệt mỏi phát ban buồn nôn nôn hoặc có các biểu hiện xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da chảy máu mũi, chảy máu nướu răng xuất huyết tiêu hóa Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường sốt cao từ 39-40oC đau đầu đau mình mẩy ăn uống kém, mệt mỏi. Nguy hiểm thường ở ngày sốt thứ 3 đến ngày thứ 6, người bệnh mệt lả đi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ huyết áp tụt, nặng hơn nữa là không đo được mạch... Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi.

Điều lo ngại, một triệu chứng mà nhiều người rất dễ chủ quan là việc ngưng sốt. Thời điểm bệnh trở nặng, sẽ ngưng sốt nhưng lại lử đử đau bụng nôn ói, tay chân lạnh tiểu ít Khi thấy xuất huyết chân răng nôn ra máu và đi ngoài phân đen thì phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu bệnh nhân sốt từ 2 ngày trở lên, uống thuốc hạ sốt không đỡ thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ đã mắc SXH. Tuyệt đối không cho người bệnh uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không cạo gió, không kiêng ăn, không nhịn uống....

Hữu hiệu nhất là phòng bệnh

Bệnh SXH hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy biện pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh. Diệt muỗi bọ gậy (lăng quăng), vệ sinh môi trường sạch sẽ xung quanh nơi ở, nằm màn khi ngủ... Khi địa bàn có SXH cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật