Cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp - Các bạn tham khảo thêm về nó nhé!

Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng, ước tính cứ 4 người thì có 1 người bị bệnh.

Số người bị bệnh tăng huyết áp ở các nước phát triển chiếm khoảng 41% và 32% ở các nước đang phát triển.

Tăng huyết áp là hiện tượng huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg. Nếu không điều trị đầy đủ, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não nhồi máu cơ tim suy tim suy thận

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong

Ước tính trong số những người bị tăng huyết áp, tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có biện pháp điều trị; và 64% (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa huyết áp về chỉ số mục tiêu.

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề tới tim não, thận, mắt mạch máu thậm chí tử vong. 

Tăng huyết áp được chia làm 2 loai: tăng huyết áp tiên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát. Trong đó, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp mà không tìm thấy nguyên nhân (huyết áp tiên phát hay tăng huyết áp vô căn).

Chỉ khoảng 5-10% bệnh nhân tìm được nguyên nhân, nhóm này gọi là tăng huyết áp thứ phát. Các nguyên nhân thường gặp của tăng huyết áp thứ phát là do suy thận mạn tính hẹp động mạch thận, cường aldosteron nguyên phát, u tủy thượng thận và do uống thuốc ngừa thai…

Tăng huyết áp được gọi là 'Kẻ giết người thầm lặng'. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì. Người bệnh chỉ phát hiện mình bị tăng huyết áp khi tình cờ đo huyết áp hoặc khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy đa số bệnh nhân chỉ biết mình bị tăng huyết áp khi đã có biến chứng trên các cơ quan của cơ thể.

Khi phát hiện mình bệnh tăng huyết áp, bạn cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa các yếu tố nguy cơ tim mạch. Huyết áp mục tiêu cần đạt dưới 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được.

Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên có các biện pháp tích cực thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp như chế độ ăn hợp lý: giảm mặn; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no, tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2; hạn chế uống rượu bia

Bệnh nhân hút thuốcthuốc lào cần bỏ sớm, tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày; tránh lo âu căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật