Một số cách phòng và điều trị bệnh á sừng hiệu quả

Bệnh á sừng là một biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa. Đây là một bệnh rất khó trị dứt điểm, khả năng tái phát cao.

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí từ ngón chân, tay đến đầu. Bệnh á sừng da đầu không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà dễ dẫn đến hói và có thể loang đến các cơ quan khác. Nắm bắt được kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn có những cách thức phòng bệnh phát triển và tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay nguyên nhân gây các bệnh á sừng như á sừng da đầu chưa được xác định rõ. Một số yếu tố đã được đưa ra như di truyền, chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến chất lượng lớp sừng không đảm bảo. Những chất quan trọng với lớp sừng là vitamin A, C, E, D,… Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và cơ địa cũng được nằm trong các giả thuyết.

 

Sử dụng nhiều hoá chất tẩy rửa được xem là một nguyên nhân gây bệnh. Việc tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa dễ khiến da bị tổn thương viêm xuất hiện bệnh.

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ rệt trên đầu. Phần da đầu xuất hiện những lớp vẩy trắng liên kết với nhau thành từng mảng. Những mảng vẩy màu hồng đỏ, đùn lên thành nhiều lớp. Vào những ngày hanh khô hoặc lạnh, bệnh dễ tiến triển mạnh.

Khi bệnh trở nặng, các mảng vảy loang xuống mặt, các bộ phận trên cơ thể. Bệnh làm móng tay móng chân người bệnh sưng dày hơn bình thường.

Ngoài ra đi kèm với bệnh có thể là tình trạng bội nhiễm vi trùng. Nguyên nhân do bệnh nhân gãi nhiều hoặc tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ.

Điều trị

Thạc sỹ Huỳnh Văn Quang, khoa Da liễu bệnh viện 175 nhận định, á sừng da đầu là một bệnh mãn tính việc điều trị cần được tiến hành kịp thời, tránh để bệnh loang sang các bộ phận khác.

Trong một số trường hợp khi có sự thay đổi nội tiết như bước vào tuổi dậy thì mang thai thời kỳ mãn kinh,… bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên khả năng bệnh xuất hiện trở lại không thể nói trước.

Hiện có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Đông y đến Tây y. Hiệu quả của mỗi bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa tình trạng bệnh mỗi người. Vì thế bạn nên đến khám để được xét nghiệm và được bác sỹ cho phương pháp điều trị hợp lý. Các phương pháp chủ yếu giúp củng cố lớp sừng cho cơ thể từ các sản phẩm thuốc bôi chứa axit salixilic, diprosalic,… 

Theo Thạc sỹ Quang, người bệnh có thể dùng một đợt thuốc gồm Sporal 100mg, Imlas 10mg, Docyxylin 100mg, ngày uống hai lần mỗi lần 1 viên mỗi loại liên tục trong một tháng. Bệnh cạnh đó, người bệnh cần dùng dầu Nizoral để gội.

Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng đi kèm với bệnh, bác sỹ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để chữa trị.

Kết hợp với việc dùng thuốc bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuyệt đối không bóc các mảng vảy, không gãi mạnh lúc ngứa. Điều này càng làm lớp sừng bị tổn thương và bong da mạnh trong đợt sau. Đội mũ thường xuyên có thể làm chỗ sừng bức bối, thấm mồ hôi khiến bệnh nặng hơn.

Tránh gội đầu bằng dầu gội nhiều chất tẩy rửa chế độ dinh dưỡng cần tránh các thực phẩm dị ứng tăng cường các món ăn chứa dinh dưỡng cơ thể đang thiếu. Bạn nên nghỉ ngơi song song với làm việc giúp giảm căng thẳng để bệnh không tiến triển hơn.

Phòng bệnh

Để tránh bệnh á sừng nói chung và á sừng da đầu nói riêng xuất hiện hoặc tái phát, bạn cần giữ da sạch sẽ. Không nên bóc da khi da bị tổn thương hoặc vệ sinh bằng cách kỳ, gội quá mạnh.

Tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, trong trường hợp phải tiếp xúc cần đeo bao tay cao su hoặc nhựa. Lưu ý, đeo bao tay nhiều có thể khiến da bức bối làm bệnh nặng hơn. Bạn cũng không nên đội mũ quá nhiều giờ.

Không sử dụng xà phòng, dầu gội có chất tẩy mạnh để tắm rửa.

Cần giữ ẩm cho làn da đặc biệt trong mùa hanh khô. Hiện có nhiều loại kem dưỡng ẩm cho bạn lựa chọn.

Móng chân và móng tay luôn được cắt gọn và sạch sẽ.

Tránh các hành động gây tổn thương phần da có bệnh, không ăn các thực phẩm cơ thể dị ứng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm giàu các loại vitamin cần thiết như vitamin A E, C, D,…  Bên cạnh đó là lối sống lành mạnh vui tươi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật