Những điều cơ bản mà mẹ cần biết khi chăm trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Chăm sóc một thiên thần bé bỏng với trái tim không được khỏe gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Việc chăm sóc trẻ bình thường đã khó. Chăm sóc một thiên thần bé bỏng với trái tim không được khỏe lại càng khó khăn gấp bội. Bạn cần trang bị những kiến thức khoa học, đầy đủ cho mình.

1. Dùng thuốc và cho trẻ tiêm phòng

Trẻ bị bệnh tim cần được tiêm phòng đầy đủ.

Tiêm phòng: việc tiêm phòng các bệnh thông thường đặc biệt quan trọng với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh vì trẻ yếu đuối hơn những trẻ khác nên cần được bảo vệ chu đáo hơn. Hãy ghi nhớ và đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo yêu cầu của bác sĩ là điều bắt buộc với bé yêu của bạn.

Điều trị thuốc: cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự động ngưng thuốc khiến bệnh sẽ nặng hơn, không tự động tăng hoặc giảm liều thuốc vì sẽ nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị tim bẩm sinh nên được tái khám theo quy định của bác sĩ. Nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt ho tiêu chảy nôn mửa phù tiểu ít bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái co giật hôn mê

2. Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm cho bé.

Bạn nên nhớ rằng hệ miễn dịch của trẻ rất yếu. Đối với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hệ miễn dịch của bé còn yếu hơn vì vậy, hãy chú ý bé luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ vì vi khuẩn theo đường răng miệng vào máu cư trú và gây bệnh tại nơi tim bị dị dạng, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu con bạn có một quả tim không khỏe thì bạn cần quan tâm gấp đôi, gấp 3 đến vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ.

3. Hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ

Hãy kiên nhẫn với mỗi bữa ăn của trẻ.

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh rất dế gầy gò, xanh xao, ăn ít, bú ít, chậm lên cân. Hãy kiên nhẫn với mõi bữa ăn của trẻ: cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng muỗng. Nên cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn so với trẻ bình thường để trẻ đỡ mệt. Bạn cũng cần đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ chuyên về dinh dưỡng thiết kế chế độ ăn phù hợp dành cho trẻ và theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên. Hãy bổ sung nước cho bé hàng ngày vì trẻ bị bệnh tim hay vã mồ hôi

4. Ứng xử với bé

Hãy coi bé như những trẻ em bình thường và cho bé vui chơi.

Đừng vì quan niệm bé bị bệnh tim bẩm sinh nên yếu mà hạn chế cho trẻ chơi đùa cùng bạn bè, nếu bạn hạn chế con vui chơi chỉ làm cho trẻ cảm thấy tự ti hơn và ngày càng nhút nhát, mặc cảm. Trẻ cần có hoạt động vui chơi giải trí kể cả vận động ngoài trời để có được sự phát triển tốt, có được sự tự tin, hòa đồng với bạn bè.

Tìm kiếm lời khuyên từ phía bác sĩ về tình hình bệnh của con, để biết có thể cho trẻ hoạt động ở mức độ nào. Trẻ bị bệnh tim được tập luyện vui chơi đúng cách không những trẻ được tăng khả năng hoạt động của tim mà còn tạo được tinh thần cho con thoải mái khong o cảm giác mình là người bệnh tật.

Tuyệt đối đừng coi con như một người bệnh: đừng thấy con bị bệnh mà chiều con, con muốn gì được nấy. Hãy giáo dục như một đứa trẻ bình thường, để có thể tự tin, vượt qua mặc cảm bệnh tật trong tương lai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật