Rối loạn lo âu thời thời hiện đại nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lo âu (RLLÂ) là một dạng bệnh tâm thần, thường hay gặp ở tuổi vị thành niên trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại @ nó tiến triển mạnh hơn, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

Bệnh RLLÂ có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe tài chính, công việc...) đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, bệnh nhân RLLÂ còn dễ bị thêm các chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở đau ngực nhức đầu đau lưng co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt rối loạn tiêu hóa khô miệngmất ngủ Tùy theo đặc điểm của bệnh, người ta chia RLLÂ thành 5 thể:

- RLLÂ toàn thể (GAD): Là dạng nhẹ nhất, thường gặp ở độ tuổi vị thành niên cho đến trưởng thành, nữ mắc nhiều hơn nam và thường mang tính gia đình Phần lớn những người mắc GAD đều có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế; dễ bị giật mình khó ngủ mệt mỏi kéo dài đau đầu thỉnh thoảng có những cơn hoảng loạn, bồn chồn trầm cảm dễ cáu gắt, khó tập trung; run hoặc co giật đau nhức cơ bắp, vã mồ hôi đau bụng hoa mắt...

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Được xếp vào dạng OCD khi sự lo lắng (về điều không có thực) tái diễn và người bệnh có một vài hành vi mang tính nghi thức (như lau chùi, kiểm tra một việc từ vài cho đến hàng chục lần...) để xua đi những lo lắng đó. Người bệnh OCD biết rằng sự lo lắng của mình không đúng, nhưng vẫn làm, vì hy vọng nỗi lo sẽ được hành động xoa dịu. Rối loạn này thường gặp ở tuổi vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành. Đi kèm với OCD thường là trầm cảm những RLLÂ khác rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượuchất gây nghiện

- Ám ảnh sợ: Bệnh này thường bắt đầu ở tuổi thanh niên hay trưởng thành, nữ dễ mắc hơn nam và mang tính gia đình. Người bệnh thường có nỗi sợ phi lý không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Trong ám ảnh sợ, người ta chia thành 3 nhóm. Thứ nhất là ám ảnh sợ chuyên biệt. Những người này có nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó sợ độ cao, sợ đi máy bay, sợ các con vật nhỏ li ti...). Thứ hai là ám ảnh sợ xã hội: Thường thấy lúng túng, khó khăn và sợ hãi trong một tình thế xã hội. Thứ ba là ám ảnh sợ khoảng rộng. Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ám ảnh sợ có cơ thể tiều tụy đó là do họ mất quá nhiều công sức và tinh thần để tìm mọi cách xóa bỏ các ám ảnh.

- Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD): Có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào sau khi phải chứng kiến hay trải qua một sang chấn mạnh khiến họ không thể hồi phục, hay trở về một đời sống bình thường. PTSD thường bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sang chấn. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như có các ác mộng và hồi tưởng về sang chấn, cô lập với gia đình và bạn bè và giận dữ bất chợt, có thể kèm theo trầm cảm lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.

- Cơn hoảng loạn: Thường gặp ở những người mới trưởng thành, nữ mắc nhiều hơn nam. Trước một nguy cơ (thường là do người bệnh tưởng tượng), cơ thể bắt đầu có các phản ứng như: nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở đau ngực buồn nôn đau bụng hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, mất tự chủ, sợ mất trí hay sợ chết... Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia

- RLLÂ khi xa cách: Hay gặp ở trẻ em Trẻ thường lo lắng hoặc sợ hãi khi phải xa nhà hoặc những người chăm sóc chúng và thường phản ứng lại bằng cách không chịu đi học hoặc đi ngủ một mình.

- Sợ giao tiếp: Thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh này trẻ thường có các biểu hiện rụt rè trong các môi trường xã hội, hoặc khóc, hờn giận, lạnh lùng, bám lấy những người lớn quen thuộc. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong học tập không chịu đi học, hoặc tránh các hoạt động giao tiếp thông thường với bạn bè đồng trang lứa.

Điều trị RLLÂ: Chủ yếu bằng biện pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo.

Thuốc dùng trong bệnh này chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm. Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì nếu không bệnh nhân sẽ phụ thuộc thuốc. Thường thì các thuốc này được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân của bệnh nhân.

Điều trị tâm lý: Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng. Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi; và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng khác với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng.

Ngoài việc dùng thuốc và điều trị về tâm lý, những người mắc RLLÂ sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên, khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bệnh sẽ bớt lo lắng hơn.

Người bị RLLÂ cũng nên tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là tập thở để điều hòa khí huyết thư giãn tinh thần từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu Trong các mối quan hệ xã hội, người bị RLLÂ chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật