Trầm cảm, tự tự, nghiện ngập... tuổi học đường nguy hiểm thế nào?

Sự thay đổi trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ em tuổi học đường luôn tạo ra các nguy cơ bệnh lý, vấn đề về hành vi ở những thời điểm có thể dự đoán.

Hiểu biết thêm về những đặc điểm phát triển của nhóm tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp tích cực bảo vệ sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển và học tập tốt. 

Đặc điểm tuổi học đường

Tuổi học đường được tính từ 7 tuổi trở đi, có đặc điểm phát triển trí thông minh nên trẻ tiếp thu nhanh mọi kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán. Bắt đầu phân biệt giới tính Tâm sinh lý và các chức năng xã hội bắt đầu chịu tác động trực tiếp của xã hội và môi trường.

Đặc điểm có khuynh hướng tự lập, nhưng hay bắt chước, nghe lời bạn hơn lời cha mẹ. Do vậy dễ bị tác động bởi môi trường xấu, còn lầm lẫn giữa tình yêu đôi lứa và bạn khác phái trong lớp. Dễ mất cân bằng tâm lý do chịu áp lực nặng nề về học tập.

Thời kỳ dậy thì: khoảng từ 11 tuổi trở đi là thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Trẻ lớn tối đa, các giới tính phụ trưởng thành nên có những thay đổi rất nhanh về dáng vẻ cơ thể bên ngoài. Điểm đáng chú ý ở thời ký này là có nhiều xáo trộn về tâm sinh lý Trẻ luôn trong trạng thái lo âu sợ hãi về những biến đổi hình dáng, cơ quan sinh dục, có nhu cầu rất lớn được tâm sự chia sẻ, hướng dẫn giải thích, và tự đi tìm tình thương, tình bạn tình yêu Rất tò mò, thích hành động táo bạo phiêu lưu nhưng lại muốn thể hiện tính độc lập do vậy trẻ dễ có những biểu hiện như: cách ăn mặc khác người, dùng chất gây nghiện (hút thuốc uống rượu, sử dụng chất kích thích), tham gia băng nhóm.

Đây là thời kỳ trẻ không được quan tâm về y tế nhiều nhất vì ít mắc bệnh hơn so với các nhóm tuổi khác. Trẻ không ưa đi khám bệnh, cũng chẳng thích vào bệnh viện Tuy nhiên lại là giai đoạn nguy cơ cao đối với các vấn đề tâm lý và xã hội như trầm cảm dùng chất gây nghiện, tự tử, hoang thai tai nạn giao thông

Một số vấn đề thường gặp

Trầm cảm: độ tuổi này có sự gia tăng cảm xúc, suy nghĩ cảm tính, bồng bột, háo thắng, nên dễ bị trầm cảm khi gặp những thất bại trong học tập tình cảm Nếu để ý có thể thấy những thay đổi trong kết quả học tập, quan hệ với gia đình, bè bạn như tụt hạng, bỏ học, hay cáu gắt, nổi loạn là những biểu hiện sớm. Mức độ nặng dẫn đến hành vi tự tử . Nếu không được quan tâm chữa trị đúng mức, để lâu khó chữa khỏi và trở thành rối loạn tâm lý ở tuổi trưởng thành.

Tự tử: có xu hướng gia tăng hiện nay, xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Nguy cơ cao ở những trẻ đã từng tự tử trước đó, rối loạn tâm lý và ở những trẻ nghiện ngập. Trẻ thường uống các thuốc đi mua và hóa chất bảo vệ thực vật vì những thứ này dễ mua hoặc có sẵn.

Hành vi bạo hành học đường: có khuynh hướng gia tăng trong xã hội hiện đại, bao gồm những hành vi, cử chỉ khiếm nhã, trò chơi đùa cợt hoặc dùng lời nói khiếm nhã sỉ nhục, cô lập bạn bè. Nặng nề hơn là những trường hợp dùng sức mạnh nhằm đe dọa hay chống lại mà kết quả có thể gây thương tích hay chết người. Đây là hành vi chịu ảnh hưởng trực tiếp của truyền thông, kinh nghiệm cá nhân trong gia đình, xã hội, trường học. Cần lưu ý nguy cơ xảy ra ở những trẻ đã từng đánh nhau, mang vũ khí trong người, bị lạm dụng tình dục hoặc có những sự cố trong học tập như bị chế nhạo hay học lực kém.

Rối loạn ăn uống: những biểu hiện chán ăn hoặc ăn nhiều là dạng rối loạn tâm lý chưa xác định được nguyên nhân nhưng người ta nhận thấy thường xảy ra ở trẻ gái có tâm lý sợ mập, hoặc những trẻ trước đây thường mẫu mực, học khá giỏi. Biểu hiện ăn nhiều thường gặp hơn là chán ăn, có thể dẫn đến hậu quả béo phì bệnh cao huyết áp rối loạn chuyển hóa sau này. Chán ăn kéo dài có thể dẫn đến suy kiệt, hệ quả sau khi phục hồi có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt nhiều năm sau.

Nghiện ngập: trẻ mới lớn thường bắt chước theo người lớn cả những việc như: hút thuốc uống rượu dùng thuốc kích thích ma túy Lúc đầu chỉ là bắt chước do ảnh hưởng của những yếu tố xã hội, bạn bè nhưng khi trở nên nghiện ngập thì chịu nhiều yếu tố tâm lý, sinh học. Những dấu hiệu sớm như có triệu chứng tâm lý, học kém hơn, thay đổi thói quen hàng ngày, thường xuyên xảy ra tai nạn, có khi chỉ biểu hiện thường có vấn đề về hô hấp Hậu quả trẻ không tăng cân bị rối loạn kinh nguyệt ở trẻ gái do tổn thương trục hạ đồi tuyến yên buồng trứng Về lâu dài là tiền đề đưa trẻ đến với tội phạm.

Hành vi tính dục trước hôn nhân: theo xu hướng phát triển của xã hội và truyền thông tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn, tuổi kết hôn của phái nữ trễ hơn. Nếu không được giáo dục giới tính và các biện pháp ngừa thai sẽ xảy ra những tình huống như có thai ở tuổi vị thành niên hoặc mắc phải những bệnh lây lan qua đường tình dục: giang mai, lậu, HIV….

Phòng bệnh

Hình thành các thói quen tốt cho trẻ bằng cách kết hợp giáo dục sức khỏe trong chương trình học ở trường và trên các phương tiện truyền thông, nhằm tác động dần dần trên cả 3 bình diện thói quen gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.

Nhà trường cần quan tâm, trang bị đầy đủ các điều kiện vệ sinh như: nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, xà bông rửa tay, trang thiết bị học tập phù hợp như bàn ghế đúng tiêu chuẩn nhân trắc cho trẻ em, phòng học đầy đủ ánh sáng. Đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe giới tính cho những lớp cuối cấp, tuyên truyền hướng dẫn những biện pháp ngừa thai. Cần có đơn vị y tế điều trị chuyên cho lứa tuổi này để kịp thời tham vấn cho trẻ về các vấn đề sức khỏe và xã hội.

Xã hội cần có những biện pháp phòng ngừa đối với lứa tuổi này bằng những hoạt động ngoại khóa bổ ích như thể thao, câu lạc bộ vui chơi giải trí lành mạnh. Tổ chức học chữ, học nghề, hướng nghiệp và tìm việc làm. Có biện pháp kiểm soát các chất gây nghiện Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ: tăng cường giáo dục sức khỏe cho phụ huynh về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này, hỗ trợ để tạo cho trẻ sự tin tưởng, an tâm đối với gia đình giúp trẻ vượt qua những thất bại và nghịch cảnh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật