Bổ sung vitamin E thế nào cho an toàn, có tác dụng tích cực?

Hàng ngày, nguồn cung cấp vitamin E cho chúng ta là thực phẩm. Vitamin E có nhiều trong các hạt ngũ cốc, lúa mì, ngô, đậu, giá đỗ, dầu lạc, dầu ôliu, rau xanh, gan, mỡ, bơ, lòng đỏ trứng... Tuy nhiên, vitamin E dễ bị mất tác dụng trong không khí, tia cực tím, nhiệt độ cao...

Tôi nghe nói rất nhiều về vitamin E và cũng đã mua về dùng. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chống lão hóa thì vitamin E còn có tác dụng nào khác không? Nếu thiếu hay thừa vitamin loại này sẽ gây hại gì và cần bổ sung khi nào?


Hàng ngày, nguồn cung cấp vitamin E cho chúng ta là thực phẩm vitamin E có nhiều trong các hạt ngũ cốc lúa mì ngô, đậu giá đỗ dầu lạc dầu ôliu rau xanh gan mỡ, bơ, lòng đỏ trứng Tuy nhiên, vitamin E dễ bị mất tác dụng trong không khí, tia cực tím, nhiệt độ cao...

Vai trò sinh lý của vitamin E là tăng sản xuất tinh trùng và khả năng thụ thai, làm tổ của trứng đã thụ thai; ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng tế bào đặc biệt khi dùng cùng vitamin C; tăng hấp thu và dự trữ vitamin A nhưng lại làm giảm một số triệu chứng của sự thừa vitamin A.

Nhu cầu hàng ngày về vitamin E của người lớn là 10 - 30mg. Nếu cơ thể thiếu vitamin E (đặc biệt là thiếu hụt kéo dài) sẽ xảy ra hiện tượng như giảm phản xạ, giảm nhạy cảm xúc giác yếu cơ teo cơ phì đại, giảm sản xuất tinh trùng giảm khả năng thụ thai dọa sảy thai đẻ non, tổn thương cơ tim thiếu máu tan máu và rung giật nhãn cầu

Nhưng nếu thừa vitamin E người dùng có thể bị buồn nôn nôn, đầy hơi, đi lỏng, thậm chí là viêm ruột hoại tử Nếu ăn uống đa dạng các thực phẩm trên và cơ thể hấp thu bình thường sẽ không bị thiếu hụt vitamin E.

Cần bổ sung vitamin E trong những trường hợp sau: dọa sảy thai phụ nữ bị sảy thai liên tiếp, vô sinh; teo cơ; thiếu máu tan máu bệnh xơ cứng bìtrẻ emlipid máu cao; cận thị tiến triển do giảm sự ôxy hóa của β- caroten và chứng đái dầm sau đẻ hoặc rối loạn kinh nguyệt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật