Chuyện phòng the: ‘Chuyện ấy’ và một số băn khoăn về HIV/AIDS

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV/AIDS.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, giang mai, mụn rộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV, vì HIV rất thích xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này.

Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV lên 5-10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền virus. Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét, do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn.

Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó. Các bệnh giang mai mụn rộp sinh dục u hạt bẹn hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV. Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy - đó là hành vi tình dục không an toàn.

Nên biết rằng, nhiều người, nhất là các thanh thiếu niên, đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng họ có thể nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên. Khả năng bị lây nhiễm ngay hay không bị lây cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến bạn và người kia. Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao corticosteroide, hóa liệu pháp tiểu đường tuổi từ 65 trở lên…

Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu ma tuý thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV càng nhiều lần thì càng dễ bị nhiễm. Một số người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn những người khác, ví dụ những người mới nhiễm HIV thì sức lây truyền cao hơn cho đến khi cơ thể họ phát triển được kháng thể

Thời gian làm cho những người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn còn vì virus cũng trở nên khôn ngoan, ma mãnh, chúng biến đổi thành những thể phát triển nhanh và gây bệnh sớm hơn. Nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà virus đang ở giai đoạn này hoặc với người đang có một số lượng lớn HIV trong cơ thể thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ tăng lên.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật