Khi trẻ nhỏ mắc tiêu chảy không nhất thiết phải kiêng sữa
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Tiêu chảy, vẫn cần ăn đủ chất đạm, chất béo
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 2,2 triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam tiêu chảy là bệnh hay gặp thứ hai sau nhiễm khuẩn đường hô hấp
Tính trung bình, trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy 3 lần/năm. Dù là bệnh thường gặp, dễ chữa nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, tiêu chảy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ cũng như của những người xung quanh.
Về mặt định nghĩa tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài với phân có dịch và nhiều nước từ 3 lần/ngày trở lên. Với những trường hợp tiêu chảy nặng, trẻ có thể đi ngoài tới 10 - 20 lần/ngày và nếu không được bù nước, trẻ dễ rơi vào suy kiệt.
Thông thường, khi bị tiêu chảy trẻ thường kèm theo sốt, nôn đau bụng… khiến quá trình chăm sóc trở nên phức tạp hơn. Ngày trước, người ta cho rằng tiêu chảy tức là đường ruột yếu, do đó, nếu ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng đặc biệt là giàu mỡ, nhiều chất tanh thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho đường ruột, từ đó khiến tiêu chảy càng nặng hơn.
Quan niệm này tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua và gây nên nhiều cái chết vì suy dinh dưỡng ở trẻ. Thực tế, những năm 1990, nước ta có hơn 300.000 trẻ em chết vì tiêu chảy mỗi năm do nguyên nhân này.
Ngày nay, khi trình độ dân trí nâng cao, người ta hiểu rằng: trẻ bị tiêu chảy vẫn cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất là: chất béo, bột đường chất đạm vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, thực tế là khi cơ thể mệt mỏi trẻ thường chẳng thiết ăn uống Vậy làm thế nào để có thể bù đắp dinh dưỡng cho trẻ trong thời điểm này?
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, nếu trẻ không ăn được thì có thể uống sữa sữa vừa nhiều dinh dưỡng vừa ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa lại có thể coi như một cách bổ sung nước. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng, uống sữa không những không có ích mà còn khiến trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn. Trong 2 quan niệm trái ngược đó, đâu là quan niệm đúng?
Không phải trẻ nào cũng bất dung nạp lactose
Lo lắng về việc uống sữa có thể làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy ở trẻ là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng gặp hiện tượng này. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, bình thường, trong đường ruột của trẻ có một loại men gọi là lactase.
Loại men này có tác dụng hấp thụ đường lactose - một loại đường có hầu hết trong các loại sữa động vật (bao gồm cả sữa mẹ). Khi trẻ bị tiêu chảy, men lactase bị suy giảm dẫn đến việc ruột không thể tiêu hóa được đường lactose. Một khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic gây tiêu chảy nhiều hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, chúng ta không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Trên thực tế, không phải trẻ nào cũng bị suy giảm men lactase trầm trọng đến mức bất dung nạp đường lactose. Thông thường, loại men này chỉ suy giảm một phần nên cha mẹ vẫn có thể bổ sung sữa cho trẻ với hàm lượng ít hơn so với thường ngày.
Theo đó, khi cho trẻ uống sữa, nếu thấy các dấu hiệu như: nôn ói, tiêu chảy tăng lên, phân có mùi chua, hậu môn đỏ… thì cần dừng lại vì đây là biểu hiện của bất dung nạp lactose. Mặc dù vậy, lần sau, bạn cũng có thể thử lại với hàm lượng sữa ít hơn, khoảng 1/3 - 1/2 so với lúc trước.
Cẩn thận hơn, bạn có thể chuyển sang loại sữa khác không chứa đường lactose (lactofree) nếu vẫn muốn bổ sung sữa cho con. Trong trường hợp nếu trẻ uống sữa mà không có biểu hiện trên, bạn có thể tăng thêm lượng sữa để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Như đã nói ở trên, trong sữa mẹ cũng có đường lactose, thế nhưng, điều tuyệt vời là nó lại không gây ra hiện tượng bất dung nạp ở đường ruột. Do đó, nếu trẻ vẫn đang trong thời kỳ bú mẹ, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục cho trẻ bú, thậm chí, phải bú với mức nhiều hơn để bù nước và tăng kháng thể
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:08 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:03 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:00 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:05 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:00 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:07 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:01 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:02 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:02 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:02 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023