Làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi một cách hiệu quả nhất?

Trẻ thấp còi là trẻ có chiều cao thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh cùng tuổi và cùng giới. Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc là hậu quả của một quá trình tích lũy bắt đầu xảy ra từ trong bào thai kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân SDD thấp còi là do chậm phát triển trong bào thai, thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình tăng trưởng và phát triển hoặc trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu đời.

Các yếu tố liên quan

Suy dinh dưỡng trong bào thai, chậm phát triển trong bào thai chủ yếu do khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng và bệnh tật của bà mẹ trong quá trình mang thai (thiếu máu nhiễm khuẩn tim mạch huyết áp nhiễm độc thai nghén) đã cản trở đến việc phát triển bình thường của rau thai, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của bào thai.

SDD thấp còi trong hai năm đầu đời, liên quan nhiều đến chế độ nuôi dưỡng, khẩu phần thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, iod vitamin A, D...).

Nhiễm khuẩn cũng là yếu tố gây SDD thấp còi, nếu trong hai năm đầu đời trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy viêm đường hô hấp…) tái đi, tái lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao trong những năm sau.

Hậu quả của SDD thấp còi không chỉ ảnh hưởng đến phát triển thể lực trí lực sức khỏe bệnh tật khi còn nhỏ mà còn ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trí thông minh, hạn chế kết quả học tập năng suất lao động và khả năng sinh sản

Vì vậy, khi chị em phụ nữ tuổi sinh đẻ cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡngsức khỏe cho bản thân để có cân nặng chiều cao hợp lý, khi có thai cần ăn uống đủ chất, đảm bảo nhu cầu protein năng lượng vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu hoặc thừa năng lượng thiếu máu thiếu canxi

Dinh dưỡng hợp lý

Đối với trẻ trong 2 năm đầu đời thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng vì đây là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ đến môi trường bên ngoài tử cung trẻ bắt đầu bú mẹ. Trong giai đoạn này trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng hệ miễn dịch còn kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy viêm đường hô hấp cấp Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Từ 6 tháng trở đi cho trẻ ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, béo rau củ) cùng với bú mẹ kéo dài 24 tháng. Chú ý thực phẩm giàu kẽmprotein (thịt đỏ và nhuyễn thể) giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Khi trẻ bị bệnh không được kiêng kem quá mức, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa đủ dưỡng chất. Ngoài ra cần chú ý bổ sung đa vi chất (vitamin A, D, sắt, kẽm) để giúp cho quá trình tăng trưởng và tăng cường miễn dịch nhất là ở những trẻ có nguy cơ SDD thấp còi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật