Top 10 thực phẩm giàu kẽm mẹ cần bổ sung nếu muốn con khỏe mạnh, cao lớn

Theo các nhà khoa học và chuyên gia y tế, trẻ phát triển bình thường cần 10 mg kẽm mỗi ngày và trẻ có thể thu nạp kẽm nhiều hơn từ 10 loại thực phẩm dưới đây.

Vai trò quan trọng của kẽm

Theo cuộc khảo sát y khoa cho biết, bổ sung kẽm trong thực đơn của trẻ nhỏ có thể mang đến lợi ích lớn cho sức khỏe như các khoáng chất quan trọng trong kẽm sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên kẽm thường không được các mẹ chú trọng trong khẩu phần ăn của trẻ.

Cụ thể theo MomJunction, kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp kích hoạt khoảng 100 enzim trong cơ thể. Theo cuộc khảo sát y khoa thì hơn 8.000 là con số trẻ em trên toàn thế giới bị chết mỗi năm vì thiếu kẽm.

- Kẽm kích hoạt các tế bào Lympho T.

- Tăng trưởng chiều cao và phát triển hợp lý ở trẻ.

- Giúp phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh

- Cho làn da mịn màng và mái tóc chắc khỏe.

- Hỗ trợ tổng hợp DNA.

- Giúp lành vết thương. 

Theo nghiên cứu, thiếu kẽm xếp thứ 5 trong những yếu tố rủi ro hàng đầu dẫn đến các bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Cụ thể, nếu cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến các bệnh như: Tiêu chảy, còi cọc dậy thì muộn chậm phát triển, vết thương lâu lành, suy giảm hệ miễn dịch rối loạn sinh lý và cuối cùng là nhiễm trùng đường tiêu hóa Ngoài ra, nếu trẻ thiếu kẽm có thể dẫn tới việc giảm sút trí nhớ giảm khả năng học hỏi và tập trung của trí óc và theo một nghiên cứu đã tìm thấy rằng, cơ thể thiếu kẽm gây thoái hóa điểm vàng dẫn đến mất thị lực.

Trẻ 1-13 tuổi cần bao nhiêu kẽm là đủ

Thông thường việc đáp ứng kẽm vào cơ thể sao cho đủ, hợp lý thì các chuyên gia y tế nghiên cứu và kết luận mức độ dựa trên độ tuổi của trẻ.  

- Trẻ 1-3 tuổi tương ứng 3mg mỗi ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi tương ứng 5mg mỗi ngày.

- Trẻ 9-13 tuổi tương ứng 8mg mỗi ngày.

Và việc bổ sung kẽm thì dựa trên các loại thực phẩm đơn giản, dễ tìm ngay cả trong căn bếp của gia đình

10 loại thực phẩm bổ sung tối đa lượng kẽm cho cơ thể

1. Thịt đỏ

Cụ thể là các loại thịt bò thịt cừu, thịt heo và thịt bê, ngoài ra còn có thịt ngựa, thịt trâu. 

2. Các loại hạt

Các loại hạt cũng là nguồn kẽm tuyệt vời. Hạt bí hạt điều đậu phộnghạt chia đều rất tốt. Cũng có thể ăn không những loại hạt này hoặc ăn cùng sữa chua ít béo.

3. Các loại cây họ đậu

Các loại đậu sẽ cung cấp kẽm cho cơ thể và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chúng đều là những loại thực phẩm ít calo giàu protein cùng vitamin khoáng chất và chất xơ

4. Đỗ

Đậu đỗ cũng cung cấp lượng chất xơ giá trị, kẽm và sắt. Tuy nhiên, kẽm và sắt ở dạng này khó hấp thụ hơn so với từ động vật.

5. Khoai tây nguyên vỏ

Trung bình khoai tây có thể cung cấp hàm lượng thiết yếu là 0,29 trong 100mg kẽm.

6. Các loại động vật có vỏ 

Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hến chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76 mg kẽm. Lượng kẽm này cao gấp gần bảy lần lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Động vật có vỏ không dễ kiếm. Bởi lẽ những loại động vật này chứa hàm lượng kẽm quá cao vì vậy bạn không nên sử dụng chúng thường xuyên. Lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và những khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.

Hải sản, thịt bò..là một trong 10 thực phẩm giàu kẽm. Ảnh: Internet.

Hải sản, thịt bò..là một trong 10 thực phẩm giàu kẽm. Ảnh: Internet.

7. Sữa

Ngoài việc là một nguồn canxi quan trọng sữasữa chua còn là các thực phẩm ngon lành chứa nhiều kẽm. Bạn có thể thêm sữa vào ngũ cốc yến mạch hoặc làm smoothies. Còn sữa chua sẽ càng thêm bổ dưỡng nếu ăn cùng hoa quả

8. Nấm

Nấm là loại thực phẩm này chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn là nấm trắng nấu chín có thể cung cấp 1.4 mg tương đương 9% DV kẽm. Lượng kẽm mà nấm cung cấp cao tương đương rau chân vịt. Chính vì vậy, nếu bạn hoặc trẻ không thích ăn rau chân vịt thì có thể thay thế nó bằng nấm để có được lượng kẽm tương ứng.

9. Yến mạch

Có thể hơi khó ăn với một số người nhưng yến mạch, gạo lức, hạt quinoa hay bánh mì ngũ cốc nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ vitamin khoáng chất và tất nhiên là kẽm.

10. Ngũ cốc nguyên hạt

Khoảng 40 g ngũ cốc ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể 3,8 g kẽm, tương đương 25% lượng kẽm khuyến nghị mỗi ngày. Cách tốt nhất để ăn ngũ cốc là thêm sữa không béo và hoa quả.

Nhiều nhà khoa học tin rằng dư thừa kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bởi khi nạp quá nhiều cadmium (dạng kim loại thường được tìm thấy cùng với kẽm) sẽ gây suy thận trong thời gian dài.. Vậy nên khi lựa chọn thuốc bổ sung kẽm, hãy đọc kỹ thành phần và cẩn thận liều lượng cũng như hàm lượng kẽm trong thuốc đó.

Do đó, bố mẹ nên cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu muốn tìm thuốc bổ sung kẽm thêm cho trẻ thì cần lưu ý chọn loại kẽm – gluconat. Sự kết hợp của kẽm gluconat chứa hàm lượng cadmium thấp nhất, không gây hại cho quá trình phát triển bình thường ở trẻ./

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật