Tuyệt đối lưu ý 3 điều khi khởi đầu ăn dặm, giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân vù vù

Theo lời khuyên và khuyến cáo của bác sĩ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước tuần tuổi 17.

Trẻ bước vào ăn dặm cần có chế độ ăn hợp lý.

Trẻ bước vào ăn dặm cần có chế độ ăn hợp lý.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Khi cha mẹ thấy một số dấu hiệu ở bé như: Sau khi bú no sữa bé vẫn khóc và đòi bú thêm; thay vì trước đây bé ngủ suốt đêm thì bây giờ bé lại thức dậy đòi bú hay cha mẹ thấy bé hứng khởi khi nhìn thấy mình ăn và dường như bé muốn đưa tay với lấy thức ăn mà mình đang cầm... thì đây là những dấu hiệu cho thấy bé đang muốn ăn dặm

Đến giai đoạn 4-6 tháng tuổi sữa mẹ thường không đủ để thỏa mãn cho nhu cầu của bé bởi khi bé càng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng sẽ phải thay đổi theo để đáp ứng đủ cho bé. Đây cũng chính là thời điểm tốt cho việc ăn dặm của bé.

Tuyệt đối không cho bé ăn dặm dưới 4 tháng tuổi

Theo nhận định của Cơ quan Y tế, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn dặm khi bé còn dưới 4 tháng tuổi. Theo nghiên cứu, khoảng trên 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé mới tiết ra một loại enzyme có tên là amylase có chức năng tiêu hóa hóa tinh bột và carbonhydrate (thành phần chính của bột ăn dặm).

Tuy nhiên, trước 6 tháng tuổi cơ thể bé rất khó hấp thụ chất béo và những thức ăn giàu protein như trứng thịt, sữa bò... Thậm chí những thức ăn này có thể gây hại cho thận của bé và tạo nguy cơ dị ứng thức ăn. Hơn nữa, trong tầm tuổi này hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên việc ăn thức ăn ngoài cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá khó tiêu hoặc bệnh hô hấp do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường thức ăn.

Như vậy, tuỳ theo cơ địa của mỗi bé, mà mẹ có thể điều chỉnh thời gian bắt đầu cho bé làm quen với thực phẩm (bột hoặc cháo) nhưng bắt buộc phải trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. 

Các tổ chức y tế thế giới cũng như các bác sĩ nhi luôn khuyến khích các mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn khi bé dưới 6 tháng tuổi và cố gắng kéo dài đến 24 tháng tuổi. Chính bởi "sữa mẹ là  vì đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng giàu kháng thể (bảo vệ bé khỏi những bệnh thường gặp) và dễ dàng hấp thu nhất đối với bé.

Nguyên tắc giúp bé ăn dặm ngon miệng và vui vẻ

Có 3 nguyên tắc giúp bé ăn dặm ngon miệng và vui vẻ. Lần lượt cho bé ăn từ loãng đến lỏng, ít đến nhiều, bột ngọt đến bột mặn.

Xay nhuyễn thực phẩm trong thời gian đầu để bé dễ dàng nuốt và hấp thu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc Pháp.

Có thời gian cho bé làm quen và đo sức chứa dạ dày bằng cách thử cho bé nhấm nháp một muỗng nhỏ bột loãng hoặc nước cơm Sau khi đã nắm rõ khẩu vị, sức ăn của con thì dựa vào đó mẹ cho con ăn dạng hương vị nhiều chất, năng lượng như thịt bò gà, cá, trái cây rau củ...

Nếu bé vẫn chưa quen với mùi thực phẩm mới, tốt nhất các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé, có thể chế biến các món khoái khẩu, thức ăn có mùi vị gần giống sữa mẹ để bé làm quen.

Lưu ý, bé có thể tự quyết định thời gian ăn dặm của mình bởi mỗi bé có đặc điểm, khẩu vị, thể chất và phát triển với tốc độ khác nhau. Do đó, cha mẹ chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến ở bé, thời gian bé muốn ăn dặm và đổi số bữa ăn khác nhau cho bé là được.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật