Chất béo có thể liên quan tới các bệnh tự miễn nên bạn hãy cẩn thận

Ước tính có khoảng 50 triệu người Mỹ bị bệnh tự miễn và hầu như tất cả những người này sẽ bị bệnh nặng hơn nếu ăn uống không hợp lý.

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Friedrich Alexander và ĐH Ruhr, Đức đã so sánh xem các chất béo khác nhau trong các chế độ ăn ảnh hưởng tới chuột bị bệnh tự miễn như thế nào. Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra những khuyến nghị về ăn uống cho những người bị các bệnh tự miễn như bệnh Crohn, xơ cứng rải rác và tiểu đường típ 1.

Theo Hội bệnh tự miễn Mỹ các bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Nguyên nhân chính xác của sự “nhầm lẫn” sinh lý này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà nghiên cứu bắt đầu hiểu rằng chất béo trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng tới biểu hiện của các triệu chứng.

Có hai loại axit béo và mỗi loại đóng vai trò khác nhau trong cơ thể như hình thành tế bào thần kinh, sản sinh năng lượng và tạo thành màng tế bào Ví dụ axit béo chuỗi dài thường rắn ở nhiệt độ phòng và tạo nên thành phần phong phú nhất trong các thực phẩm của chế độ ăn phương Tây như thịt bò thịt lợn, thịt cừu pho mát bơ và sữa nguyên kem.

Mặt khác, axit béo chuỗi ngắn thường được tìm thấy trong chế độ ăn giàu chất xơ chỉ được chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột. Axit béo omega-3 tạo ra bởi các chuỗi ngắn, phổ biến trong hạt lanh quả óc chó đậu nành và các loại rau lá xanh.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi chuột ăn thực phẩm chứa axit béo chuỗi dài, nó sẽ kích hoạt giải phóng các tế bào T gây viêm làm nặng thêm các đợt bệnh cấp trên chuột.

Các bệnh cấp là mối lo lắng phổ biến của người bị bệnh tự miễn vì chúng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột và nghiêm trọng của các triệu chứng, chúng đến và đi phụ thuộc vào các tác nhân nào đó (căng thẳng và lo âu là các tác nhân khác của đợt bệnh cấp). Ở người bị bệnh Crohn, các đợt cấp có thể gia tăng khi các tế bào T tấn công niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới đau bụng dữ dội.

Khi điều trị các rối loạn tự miễn, bác sĩ sử dụng thuốc điều trị miễn dịch để làm giảm “sức chiến đấu” của hệ miễn dịch khiến nó ngừng chống trả cả tế bào có lợi và có hại. Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra rằng việc cho chuột ăn các chất béo chuỗi ngắn thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào T điều hòa giúp kiểm soát hệ miễn dịch. Cuối cùng cải thiện được bệnh ở con vật thí nghiệm.

Tác giả nghiên cứu chính Ralf Linker, một nhà nghiên cứu từ ĐH Friedrich Alexander giải thích “phần lớn các liệu pháp miễn dịch được phê chuẩn đều làm suy yếu hoặc ngăn chặn các thành phần trợ viêm của hệ miễn dịch Nhưng bằng cách tăng cường các chu trình điều hòa, việc điều trị có thể được tối ưu hơn”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật